Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đã tìm ra cách "trải đường" trên Mặt trăng 2:46 PM,10/13/2023

Mặt trăng chẳng có không khí lẫn nước, trong khi ngưỡng nhiệt độ chênh lệch đến 250 độ C, với nhiệt độ ban ngày gần xích đạo lên đến 120 độ C và nhiệt độ ban đêm tụt xuống -130 độ C.


Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đến thời điểm này đối với các cơ quan không gian đang theo đuổi giấc mơ xây dựng căn cứ Mặt trăng chính là bụi.

Bụi xâm nhập và ăn mòn bộ đồ phi hành gia, làm tắt nghẽn máy móc, bám đầy các công cụ nghiên cứu khoa học và thậm chí gây khó khăn cho việc đi lại của các nhà du hành vũ trụ.


Giờ đây, giới khoa học đưa ra một giải pháp tiềm năng, theo đó chứng minh bụi Mặt trăng cũng có thể được nung chảy bằng một thấu kính khổng lồ để biến thành "nhựa đường" đặc biệt trong điều kiện của thiên thể này.


"Bạn có lẽ cho rằng: Đường sá trên Mặt trăng ư? Cho ai sử dụng mới được?", tờ The Guardian hôm nay 13/10 dẫn lời đồng tác giả báo cáo là giáo sư Jens Günster của Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Vật liệu Liêu bang Đức ở Berlin.


Theo ông, trên thực tế đường sá là nhu cầu hết sức cấp bách ngay từ đầu. "Nếu vật liệu vô cùng rời rạc, trong điều kiện chẳng có không khí, trọng lực, bụi sẽ tản mát khắp nơi. Bụi gây ô nhiễm không chỉ cho các thiết bị của nước bạn mà còn xâm nhập thiết bị của những nước kế bên. Chẳng ai vui lòng khi bị phun đầy mặt loại bụi đến từ rốc két của nước khác", vị giáo sư cho biết.



Bụi cũng từng là nỗi ám ảnh của những sứ mệnh Mặt trăng trước đó, như trong trường hợp tàu đổ bộ Surveyor 3 bị hư hại do bụi bốc lên từ hoạt động đáp của phi thuyền Apollo 12.


Vì thế, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt mục tiêu vượt qua thách thức này, và xem đây là ưu tiên cần giải quyết trong quá trình tiến tới thiết lập tiền đồn thường trực trên Mặt trăng.


Giáo sư Günster và đồng sự thí nghiệm giải pháp trên với việc sử dụng vật liệu gọi là EAC-1A, sản phẩm của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) để thay thế bụi trên Mặt trăng.


Họ dùng chùm tia laser đường kính 50 mm để nung chảy vật liệu ở nhiệt độ 1.600 độ C. Dưới áp lực nhiệt độ, các hạt EAC-1A kết dính và tạo thành vật liệu hình tam giác có góc cạnh, bề ngang 25 cm.


Những mảnh vật liệu này có thể liên kết và tạo nên các bề mặt cứng rắn, trải rộng trên bề mặt của Mặt trăng, cho phép xây đường và các bãi đáp của phi thuyền.

Nguồn: TTXVN

Send Print  Back
The news brought
Quốc gia đầu tiên có thể biến CO2 thành tinh bột! 10/10/2023
Mô hình mới giúp dự báo lũ lụt nhanh hơn 10/3/2023
Mô hình tái chế rác thải nhựa công nghệ cao tại Hàn Quốc 9/19/2023
Phát minh đột phá sản xuất điện từ vi khuẩn E. coli 9/19/2023
Các nhà khoa học phát triển thành công "bút" viết được trong nước 9/19/2023
Thạc sĩ tạo khung xương nhân tạo từ vỏ tôm và rong biển 9/5/2023
Công ty Nhật Bản phát minh hộp ngủ ở tư thế đứng 8/21/2023
Cải tiến đồng hồ nước có thể cảnh báo người lạ xâm nhập 8/8/2023
Thiết bị biến nước tiểu người thành chất kích thích sinh học cho cây trồng 8/7/2023
Dự báo động đất nhờ công nghệ định vị GPS 7/27/2023
Áo điều hòa giúp người lao động Nhật Bản hạ nhiệt trong mùa Hè oi bức 7/27/2023
Ngành công nghệ tìm cách xác định hình ảnh do AI tạo ra 6/13/2023
NASA thử công nghệ mới giúp phát hiện sớm sóng thần 6/13/2023
Đài Loan đưa robot diệt muỗi xuống cống 6/13/2023
Máy 'kính' xách tay độc đáo của Israel 5/31/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120580618 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn