Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tàu châu Á đầu tiên tiến vào quỹ đạo Mặt Trời 9:46 AM,1/9/2024

Tàu Aditya-L1 phóng lên không gian từ tháng 9/2023, mang theo hàng loạt công cụ khoa học để đo đạc và quan sát những lớp ngoài cùng của Mặt Trời. Con tàu đã đến quỹ đạo cuối cùng để khám phá những bí ẩn về mối liên hệ Mặt Trời - Trái Đất, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Jitendra Singh cho biết trên mạng xã hội X hôm 6/1.


Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) từng phóng nhiều tàu tới trung tâm hệ Mặt Trời, mở đầu là chương trình Pioneer của NASA vào những năm 1960. Nhật Bản và Trung Quốc cũng từng phóng các tàu quan sát Mặt Trời lên quỹ đạo Trái Đất. Tuy nhiên, Aditya-L1 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) là tàu đầu tiên do một quốc gia châu Á phóng lên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.


Aditya-L1 được đặt tên theo thần Mặt Trời Hindu, đã di chuyển 1,5 triệu km từ Trái Đất, bằng khoảng 1% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Hiện con tàu hoạt động ở điểm mà lực hấp dẫn của cả hai thiên thể đều bị triệt tiêu, cho phép nó duy trì vị trí trong quỹ đạo quầng (halo orbit) ổn định quanh Mặt Trời.


Tàu Aditya-L1, trị giá 48 triệu USD, sẽ nghiên cứu các vụ phun trào nhật hoa, hiện tượng định kỳ trong đó những luồng plasma và năng lượng từ trường khổng lồ phóng ra từ khí quyển Mặt Trời. Những vụ phun trào này mạnh đến mức có thể chạm tới Trái Đất, có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động vệ tinh. Nhiệm vụ cũng đặt mục tiêu làm sáng tỏ động lực học của một số hiện tượng khác bằng cách chụp ảnh và đo lường các hạt trong khí quyển trên cao của Mặt Trời.


Ấn Độ có chương trình không gian với ngân sách tương đối thấp, nhưng đã phát triển đáng kể từ khi phóng tàu đầu tiên lên quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2008. Tháng 8 năm ngoái, Ấn Độ trở thành nước đầu tiên đưa tàu không chở người hạ cánh xuống khu vực gần cực nam Mặt Trăng, trở thành nước thứ 4 có tàu hạ cánh thuận lợi xuống thiên thể này. Đây cũng là nước châu Á đầu tiên đưa tàu đến quỹ đạo sao Hỏa vào năm 2014.


Ấn Độ dự định phóng một tàu chở người lên quỹ đạo Trái Đất cuối năm nay. Nhiệm vụ sẽ kéo dài khoảng 3 ngày. Nước này cũng lên kế hoạch hợp tác với Nhật Bản để đưa một tàu thăm dò khác lên Mặt Trăng vào năm 2025 và một tàu quỹ đạo tới sao Kim trong vòng hai năm tới.

Nguồn: TTXVN

Send Print  Back
The news brought
Hệ thống tự động chống cháy nổ xe máy 1/4/2024
Máy bay siêu thanh 'con trai Blackbird' tốc độ 6.437 km/h 1/4/2024
Siêu du thuyền tự đóng của Trung Quốc lần đầu chở khách 1/3/2024
Hệ thống giao hàng tự động ngầm đầu tiên trên thế giới 1/2/2024
Ra mắt binh đoàn robot cộng sinh dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân 12/29/2023
Robot rồng bay lượn trên cao chữa cháy 12/29/2023
Động cơ siêu thanh có thể đạt tốc độ Mach 16 12/29/2023
Giải pháp công nghệ nhận diện khuôn mặt ‘Make in Việt Nam’ lọt top 12 thế giới 12/26/2023
Công nghệ thông minh trong giá lạnh kỷ lục ở Trung Quốc 12/22/2023
Du thuyền điện cánh ngầm tầm hoạt động gần 100 km 12/21/2023
Hệ thống phân hủy methane nhanh gấp 100 triệu lần tự nhiên 12/20/2023
Turbine gió chống bão công suất 18 MW 12/19/2023
Chó robot lập kỷ lục chạy nhanh nhất thế giới 12/15/2023
Xe tự lái hoạt động nhờ công nghệ mô phỏng não người 12/14/2023
Nhật Bản phát triển máy tắm rửa tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo 12/14/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120567752 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn