Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tên lửa tự đốt cháy thân làm nhiên liệu 4:40 PM,1/17/2024

Trong 7 thập kỷ con người phóng vệ tinh, vùng không gian xung quanh Trái Đất đã tràn ngập rác vũ trụ. Những mảnh rác bay với tốc độ nhanh là mối nguy hiểm lớn với các vệ tinh, tàu vũ trụ và phi hành gia. Trong khi nhiều nhóm chuyên gia phát triển các phương pháp loại bỏ rác vũ trụ, nhóm nghiên cứu của giáo sư Patrick Harkness tại Đại học Glasgow, phát triển mẫu tên lửa dùng thân của chính nó làm nhiên liệu, nhờ đó không cần thải bỏ các bộ phận ra không gian.

Nhóm của Harkness hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Dnipro ở Ukraine và thử nghiệm tên lửa tự thực (tên lửa "tự ăn" bản thân). Khái niệm tên lửa tự thực được đưa ra và cấp bằng sáng chế vào năm 1938. Tên lửa truyền thống thường tiếp tục mang theo các bình nhiên liệu đã rỗng và không còn tác dụng, nhưng tên lửa tự thực có thể sử dụng chúng để tiếp thêm năng lượng cho nhiệm vụ. Khả năng này cho phép tên lửa chở được nhiều hàng hóa lên không gian hơn so với tên lửa truyền thống, mở đường cho việc phóng nhiều vệ tinh nano trong cùng một lần thay vì phải chờ đợi và chia thành nhiều lần phóng.

Nhóm của Harkness đặt tên cho động cơ tên lửa tự thực của mình là Ouroborous-3 và sử dụng ống nhựa polyethylene mật độ cao (nhựa HDPE) làm nhiên liệu bổ sung để đốt cùng các nhiên liệu đẩy chính - propan lỏng và khí oxy. Nhiệt thải từ quá trình đốt nhiên liệu chính làm nóng chảy nhựa và đưa nhựa vào buồng đốt cùng với nhiên liệu chính.

Nguyên mẫu tên lửa được thử nghiệm khai hỏa lần đầu vào năm 2018. Nhưng với sự hợp tác của Đại học Kingston, nhóm nghiên cứu giờ đã chứng minh rằng có thể sử dụng nhiên liệu đẩy dạng lỏng mạnh hơn và ống nhựa có thể chịu được các lực đưa nó vào động cơ tên lửa.

Trong những thử nghiệm diễn ra tại căn cứ không quân Machrihanish, Ouroborous-3 đã tạo ra lực đẩy 100 Newton. Nguyên mẫu tên lửa cũng cho thấy khả năng cháy ổn định và phần thân cung cấp 1/5 tổng lượng nhiên liệu cần thiết. Đây là một bước trọng yếu trong quá trình phát triển động cơ tên lửa có thể hoạt động trong thực tế.

Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
NASA ra mắt máy bay siêu thanh không tiếng ồn 1/15/2024
NASA hé lộ mẫu máy bay năng lượng Mặt Trời trên sao Hỏa 1/15/2024
Máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng đầu tiên dùng hydro lỏng 1/15/2024
Tàu châu Á đầu tiên tiến vào quỹ đạo Mặt Trời 1/9/2024
Hệ thống tự động chống cháy nổ xe máy 1/4/2024
Máy bay siêu thanh 'con trai Blackbird' tốc độ 6.437 km/h 1/4/2024
Siêu du thuyền tự đóng của Trung Quốc lần đầu chở khách 1/3/2024
Hệ thống giao hàng tự động ngầm đầu tiên trên thế giới 1/2/2024
Ra mắt binh đoàn robot cộng sinh dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân 12/29/2023
Robot rồng bay lượn trên cao chữa cháy 12/29/2023
Động cơ siêu thanh có thể đạt tốc độ Mach 16 12/29/2023
Giải pháp công nghệ nhận diện khuôn mặt ‘Make in Việt Nam’ lọt top 12 thế giới 12/26/2023
Công nghệ thông minh trong giá lạnh kỷ lục ở Trung Quốc 12/22/2023
Du thuyền điện cánh ngầm tầm hoạt động gần 100 km 12/21/2023
Hệ thống phân hủy methane nhanh gấp 100 triệu lần tự nhiên 12/20/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120353436 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn