Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bangladesh và bài học cho Việt Nam 3:33 PM,3/21/2016

Trên thế giới đã có nhiều nước chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán, trong đó Bangladesh là một nước có điều kiện rất gần với Việt Nam, là một trong những nước bị chịu ảnh hưởng rất nặng từ mực nước biển dâng, một nước nông nghiệp với sản phẩm chính là lúa nước, với một nước mà khẩu phần người dân không thể thiếu gạo thì việc ngập mặn đe dọa đến vựa lúa chính ở miền nam Bangladesh là một đe dọa đến an ninh lương thực rất lớn. Các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn của Bangladesh là một bài học quý giá cho Việt Nam chúng ta

Lọc nước nhiễm mặn để sử dụng

Theo như tổ chức xóa mặn quốc tế (IDA) thì có khoảng 13.080 nhà máy lọc nước mặn thành nước tiêu dùng (cho đến năm 2008) với sản lượng 12 tỷ gallons nước/ngày. Theo nghiên cứu của Asiful Basar trên trang học thuật Xã hội học Bangladesh thì có hai công đoạn chính trong lọc nước ngập mặn là làm bốc hơi và tách màng mặn. Đây là cách xử lý mà các chuyên gia đánh giá là rẻ nhất. Vấn đề là quá trình này cần rất nhiều năng lượng. Hiện năng lượng là một vấn đề lớn đối với Bangladesh nên giải pháp này xem ra không hiệu quả trong thời gian dài.

Dự trữ nước mưa

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc dự án SWIBANGLA (giải pháp an toàn nước cho Bangladesh) đã đề nghị Chính phủ Bangladesh nên học tập các nước khác xây các hệ thống trữ nước mưa nhân tạo dưới lòng đất (ASR) để trữ nước dùng trong những tháng hạn. Với tình hình biến đổi khí hậu còn diễn biến phức tạp thì việc tìm ra giải pháp bảo vệ nguồn nước tiêu dùng và vùng đất nông nghiệp trước ngập mặn không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Các hướng đi của Bangladesh hy vọng có thể cho chúng ta những bài học thiết thực quý báu để có thể định hướng cho bà con ở cả mặt kỹ thuật cũng như thủy lợi về cách chống hạn mặn lịch sử được dự báo sẽ còn kéo dài ở vùng ĐBSCL. Với lượng nước mưa hàng năm đạt trung bình hơn 2.000mm nhưng lại không đồng đều, các chuyên gia khuyến cáo Bangladesh nên sử dụng các hệ thống này để trữ nước trong những tháng mưa từ 6 - 10 để có thể dùng cho việc tưới tiêu cho những tháng hạn và có tác dụng như một vách chắn nhân tạo chống nước biển xâm nhập sâu thêm vào vùng canh tác khi không có nước từ thượng lưu đổ về. Các điểm mạnh của hệ thống trữ nước ngầm so với hệ thống nổi là giá rẻ, cần ít diện tích hơn và không bị mất nước do bốc hơi.

Ứng dụng vườn thẳng đứng và vườn trong chậu ở Bangladesh

Đất nước Bangladesh phần lớn bằng hoặc thấp hơn mực nước biển, vì vậy quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng do khí hậu biến đổi. Bão thổi vào các vùng duyên hải tăng thêm tình trạng đất nhiễm mặn. Đây là vấn đề nan giải đối với một nước đông dân, phần lớn sinh sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, cho dù đang sống trên đất nhiễm mặn, những người dân làng vẫn có thể phát triển rất nhiều “vườn cây thẳng đứng” từ đất được nước mưa tẩy mặn. Các loại cây dây leo như bí ngô và bầu đâm chồi phủ trên các mái nhà bằng tôn. Các chồi dây leo sum suê này mọc từ gốc mà có lẽ không ai nghĩ đến – đó là những túi nhựa đặt trên mặt đất, và các loại chậu, bình khác. Việc phát triển trồng “vườn thẳng” - rau củ chủ yếu được trồng trong các bao nhựa, các thùng làm bằng nhựa và tre lớn, cũng như các loại chậu, lọ, hũ khác.

Vườn trồng theo lối thẳng đứng đã có kết quả vì các cơn mưa mùa lớn làm giảm bớt độ nhiễm mặn trong đất. Từ khoảng tháng 7 cho đến tháng 10, lượng nước mưa khoảng 1,5 mét tẩy độ muối trong đất. Cuối mùa mưa, dân làng lấy đất này cho vào các đồ chứa rồi trồng rau. Trồng vườn thẳng rất đơn giản. Dân làng đổ đất “tốt” và phân bón thiên nhiên cùng với phân hữu cơ vào một cái bao loại tái chế. Họ đặt cái bao lên cao khỏi mặt đất trên các viên gạch và thêm vào các viên gạch nhỏ để thông nước, và thoát nước. Hai bên bao cắt các lỗ nhỏ để các loại rau có củ ngắn như rau bina có thể mọc, các loại như bầu bí mọc phía trên. Việc phát triển mô hình vườn thẳng đứng này nếu thành công thì sẽ mang lại niềm hi vọng cho tương lai thế giới về biện pháp hạn chế và sử dụng khi đất bị ngập mặn.

Đất ngập mặn ngày càng là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới, 
việc trái đất đang nóng dần lên, khí hậu thay đổi thất thường, mực nước biển dân cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho biển ngày càng lấn mạnh vào đất liền dẫn đến các vùng đất bị nhiễm mặn. Từ đây, cần phải có các giải pháp kiến trúc thích hợp với từng khu vực để tránh ảnh hưởng của nước mặn vào vùng đất bên trong nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt, bảo vệ cây trồng bên trong. Từ các giải pháp kiến trúc bên trên có thể đấp đê, xây đập, trồng rừng ngập mặn,… nhằm chống hiện tượng biển tiến, biển lấn sâu vào vùng đất sử dụng, canh tác. 

Chuyển đổi giống cây trồng

Một giải pháp khác cho Bangladesh là chuyển đổi giống cây trồng. Với việc nước biển ăn sâu khoảng 40km vào đất liền nam Bangladesh trong khoảng thời gian 25 năm qua, một số giếng nước ngầm tự nhiên đã bị mặn xâm nhập vĩnh viễn trong những tháng mùa khô. Điều kiện này khiến việc trồng cây lúa truyền thống sẽ cho sản lượng rất thấp thậm chí là không có sản lượng nhưng những nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu gạo Bangladesh đã nghiên cứu ra một giống gạo có thể chịu mặn tốt hơn các giống thường và đã đưa giống gạo này miễn phí đến với người dân Bangladesh. Không chỉ có mình Bangladesh mới chuyển giao được kỹ thuật trồng lúa có sức chịu đựng cao mà Philippines cũng đã có được những thành công bước đầu. Vào năm 2014, nhờ vốn đầu tư từ ngân hàng phát triển châu Á, hai giống lúa chịu mặn đầu tiên của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) là Salinas 1 và Salinas 9 đã được trồng thử ở đảo Palawan, nơi được gọi là cái bát của Philippines - với những thành công nhất định. Điều đáng tiếc là chuyện chuyển đổi giống cây trồng chưa được thực hiện trên đại trà. Nghiên cứu của Baten trên tạp chí Biến đổi khí hậu của Mỹ chỉ ra rằng dù phần lớn người dân miền nam Bangladesh được hỏi nhận thức rất rõ ràng về việc đất bị ngập mặn làm giảm hoặc chết sản lượng lúa nhưng khi được hỏi về việc cây gì thì có thể sống trong điều kiện ngập mặn thì không chỉ người dân mà cả các lãnh đạo phụ trách nông nghiệp cũng không biết câu trả lời..

Nguồn: Techmart 



Send Print  Back
The news brought
Các giải pháp phi công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn 3/21/2016
Các giải pháp công trình ngăn chặn nước ngập mặn 3/21/2016
Tình hình xâm nhập mặn tại đồng bằng Sông Cửu Long 3/21/2016
Chuyển giao kết quả đề tài Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi - các giải pháp thích ứng và ứng phó 3/18/2016
Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung 3/18/2016
Hệ thống xử lý rác thải bằng công nghệ plasma 3/18/2016
Chế phẩm sinh học xử lý nước rỉ rác BIO-CNLM-S 3/8/2016
Xử lý nitơ trong nước thải thuộc da bằng giải pháp sinh học 3/8/2016
Hệ thống công nghệ tích hợp xử lý chất thải từ các lò giết mổ tập trung 3/8/2016
Ứng dụng Pheromone giới tính trong phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa tại Hải Phòng 2/1/2016
Biến bùn thải thành phân bón thân thiện môi trường 2/1/2016
Định lượng dioxin trong huyết thanh bằng phương pháp DR CALUX tại Học viện Quân y 2/1/2016
Nữ sinh Bình Định với ý tưởng cảnh báo nước biển dâng 2/1/2016
Nghiên cứu biến động bãi do tác động của công trình giảm sóng, tạo bồi cho khu vực Hải Hậu - Nam Định 2/1/2016
Tạo năng lượng điện từ chất thải ao tôm 2/1/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121119454 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn