Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Giải pháp nào cho Việt Nam 3:40 PM,3/21/2016

Trước tình hình khô hạn và xâm nhập mặn, Việt Nam cần có 2 giải pháp đó là công trình và phi công trình. Giải pháp công trình là cần xây hồ trữ nước ở vùng núi và cả đồng bằng để tận dụng tích nước trong những tháng mùa mưa. Giải pháp phi công trình là phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giảm bớt diện tích lúa HT và tăng cường chuyển sang cây trồng cạn (hoa màu) để giảm việc sử dụng nước, chuyển đổi các vật nuôi sử dụng lợi thế nước mặn.  

THAM KHẢO MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI CÂY TRÒNG VẬT NUÔI

1. Đối với cây lúa

a) Trà đông xuân muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, áp dụng các biện pháp sau:

- Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn: Tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương và tưới cho lúa.

 - Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn: Ngoài biện pháp tích nước ngọt rửa mặn còn áp dụng biện pháp như sau:

+ Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới, đặc biệt vào giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn) hoặc dùng nước ngọt tưới phun lá.

+ Phun một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10 gR/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...). b) Vụ hè thu: - Vùng bị nhiễm mặn trên 3 phần nghìn tuyệt đối không xuống giống

. - Vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau: Sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn như OM5451; OM2517; OM6976; OM6162; OM9921; GKG1; OM 6677. Cày phơi đất, khi có nguồn nước ngọt tranh thủ rửa mặn. Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500 - 1.000 kg vôi bột/ha. Sử dụng các dạng phân ure chậm tan như đạm vàng (Ure 46A+) hoặc đạm xanh (Ure + NEB26) để chống thất thoát đạm. Tăng cường bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu. Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn liên tục nhiều lần. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 phần nghìn đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh; dưới 1 phần nghìn với các giai đoạn mạ, lúa làm đòng và trỗ). Nếu giai đoạn mạ bị hạn nặng cần tưới phun nước ngọt cho mạ hoặc kết hợp tưới phun nước ngọt khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng nước phun khoảng 600 - 800 lít/ha.

2. Đối với cây ăn quả

- Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước. - Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500 - 1.000kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KNO3 (10 gr/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...). Không tưới nước có độ mặn trên 2 phần nghìn. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.

3. Mô hình chuyển đổi vật nuôi – Nuôi vịt biển

Ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh cho biết, Trà Vinh là tỉnh ven biển tiếp giáp hai cửa sông chính là Cổ Chiên và Định An. Đến mùa xâm nhập mặn, Trà Vinh bị mặn bao vây toàn bộ diện tích, nhưng mặn không vào sâu được nội đồng là nhờ hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít ngăn được mặn, trữ được ngọt. Đối với người dân Trà Vinh sống vùng ven biển, mô hình nuôi vịt biển tỏ ra thích ứng với điều kiện mặn xâm nhập. Năm qua, từ nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung tâm KN-KN đã đầu tư 500 con vịt biển cho hộ ông Phan Chí Hướng và Phạm Văn Hải (ấp 4, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) nuôi thử nghiệm. Kết quả qua 4 tháng nuôi, vịt trống đạt trọng lượng từ 3 - 3,2 kg/con, vịt mái đạt từ 2,7 - 2,9 kg/con. Mỗi gia đình bán 164 con trống với giá 42.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đạt lợi nhuận gần 40.000 đồng/con. Tuyển chọn giữ lại 20 con trống và 186 con mái để tiếp tục nuôi lấy trứng để nhân đàn. Kết quả, sau 115 ngày tuổi, vịt đẻ trứng đầu tiên và đến tỷ lệ thu hoạch trung bình 170 trứng/đêm, chiếm tỷ lệ 91%. Trọng lượng trứng trung bình ở giai đoạn vịt mới đẻ trứng 5%/tổng đàn là 65 - 70 gram/trứng. Giai đoạn đẻ đạt 90%/tổng đàn đạt 85 gram/trứng. Ông Kim Huỳnh Khiêm cho biết, đàn vịt trong tỉnh hiện khoảng 1.540.940 con, trong đó vịt đẻ trứng khoảng 430.448 con. Thời gian qua nông dân đã dân mạnh dạn đầu tư vốn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi vịt từ nhỏ lẻ chuyển sang nuôi tập trung. Năm 2016, UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục phê duyệt nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, giao Trung tâm KN-KN tỉnh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt biển thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với giá bán thương phẩm từ 2.200 - 2.500 đồng/trứng, trừ chi phí nông dân còn lãi hơn 1.000 đồng/trứng. Hiện tại, đã có 5 hộ dân ở địa phương đã mua 100 trứng về nhân giống để nuôi vịt thịt. Ông dân Phạm Văn Hải ở ấp 4, xã Mỹ Long Nam chia sẻ, giống vịt biển do Trung tâm KN-KN chuyển về nuôi là giống vịt mới, do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên nghiên cứu rất thích nghi vùng đất ven biển Cầu Ngang. Trước đây, ông nuôi vịt chạy đồng, giống địa phương nên vào mùa khô, xâm nhập mặn không còn nguồn nước ngọt trong các ao đìa nên không nuôi được. Bây giờ giống vịt biển này thích nghi được vùng ngập mặn nên bà con rất mừng. Vịt biển tăng trọng nhanh hơn giống vịt địa phương từ 10 - 15% là vì tính háo ăn và uống nhiều nước. Ưu điểm nổi bật là với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay khoảng 15%o vịt biển vẫn uống được. Vịt biển trưởng thành đạt trọng lượng từ 3 kg/con trở lên. Ông Phan Chí Hướng cùng ngụ ấp 4, cho biết năm qua gia đình được Trung tâm KN-KN đầu tư mô hình nuôi thử nghiệm 250 con vịt biển. "Qua 1 năm nuôi tôi thấy giống vịt có ưu điểm là chịu được nguồn nước mặn. Hiện tại, đàn vịt đang sống trong điều kiện nước đã nhiễm mặn nhưng vẫn cho trứng hàng ngày"

4. Nuôi tôm nước lợ

Nhiều nông dân tại xã Vĩnh Bình Nam cho biết trước đây vùng đất này nông dân sản xuất theo mô hình tôm - lúa, nhưng con tôm chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong quá trình sản xuất, một số hộ thí điểm thả giống tôm càng xanh nuôi xen và mang lại kết quả bất ngờ. Tôm càng xanh chẳng những không chết trong môi trường nước lợ mà còn sinh trưởng phát triển tốt. Nông dân thu về nhiều nguồn lợi kinh tế trên cùng một diện tích là lúa, tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh. Theo kinh nghiệm của nông dân, ưu điểm vượt trội của tôm càng xanh so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng là dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh.

“Nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng 3 tháng thu hoạch, còn tôm càng xanh trên dưới 5 tháng nên nông dân lấy ngắn nuôi dài. Khi thu hoạch dứt điểm tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì tập trung chăm sóc tôm càng xanh. Hết vụ thu hoạch tôm chuyển sang sản xuất vụ lúa để cải tạo lại đồng ruộng và tiếp tục thả giống tôm nuôi. Để đảm bảo ăn chắc, tôm càng xanh được vèo nuôi trong môi trường nước lợ vài ngày cho chúng quen dần với nồng độ mặn trước khi thả lan ra đồng đất. Điều này giúp cho tôm tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi ban đầu, thích hợp môi trường nước lợ, không bị sốc, giảm tỷ lệ hao hụt”, ông Lĩnh chia sẻ.

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, xâm nhậm mặn, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt gây bất lợi cho sản xuất, thì mô hình “lúa - tôm sú - tôm thẻ chân trắng - tôm càng xanh” ở Vĩnh Thuận bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, để mô hình ngày một hoàn thiện, cần có sự nghiên cứu, đánh giá kịp thời của các ngành chức năng nhằm giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao và bền vững.

Nguồn: Techmart

Send Print  Back
The news brought
Bangladesh và bài học cho Việt Nam 3/21/2016
Các giải pháp phi công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn 3/21/2016
Các giải pháp công trình ngăn chặn nước ngập mặn 3/21/2016
Tình hình xâm nhập mặn tại đồng bằng Sông Cửu Long 3/21/2016
Chuyển giao kết quả đề tài Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi - các giải pháp thích ứng và ứng phó 3/18/2016
Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung 3/18/2016
Hệ thống xử lý rác thải bằng công nghệ plasma 3/18/2016
Chế phẩm sinh học xử lý nước rỉ rác BIO-CNLM-S 3/8/2016
Xử lý nitơ trong nước thải thuộc da bằng giải pháp sinh học 3/8/2016
Hệ thống công nghệ tích hợp xử lý chất thải từ các lò giết mổ tập trung 3/8/2016
Ứng dụng Pheromone giới tính trong phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa tại Hải Phòng 2/1/2016
Biến bùn thải thành phân bón thân thiện môi trường 2/1/2016
Định lượng dioxin trong huyết thanh bằng phương pháp DR CALUX tại Học viện Quân y 2/1/2016
Nữ sinh Bình Định với ý tưởng cảnh báo nước biển dâng 2/1/2016
Nghiên cứu biến động bãi do tác động của công trình giảm sóng, tạo bồi cho khu vực Hải Hậu - Nam Định 2/1/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121118153 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn