Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng phó trước biến đổi khí hậu: Khoa học kỹ thuật gợi hướng đi giữa 3:25 PM,4/14/2016

Sở khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau vừa nghiệm thu dự án thử nghiệm “Phát triển mô hình ứng dụng khoa học & công nghệ vào sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau” do Trung tâm thông tin và ứng dụng KHCN Cà Mau thực hiện. Kết quả từ các mô hình của dự án ứng dụng khoa học này đã nói lên nhiều điều, góp phần giải bài toán làm lúa hay nuôi tôm, đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình nắng hạn, xâm nhập mặn gây nhiều thiệt hại như hiện nay.

Cụ thể, dự án đã tiến hành nghiêm túc và đạt các kết quả khá tốt, trong đó đáng ghi nhận 3 mô hình liên quan đến tôm và lúa như sau:

- Mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa ngắn ngàytrên vùng đất phèn nặng tại huyện Trần Văn Thời năm 2014 với 2 giống lúa OM 5954 và OM 6162. Có 66 hộ đã gieo sạ trên tổng diện tích 91 ha và đã đạt sản lượng 470,5 tấn. Tính ra đạt năng suất bình quân 5,15 tấn/ha, với chi phí đầu tư cho mô hình này là 16.260.000 đ/ha thì nông dân thu được mức lãi bình quân là 8.470.000 đ/ha.

- Mô hình nuôi chuyên tôm theo hình thức quảng canh cải tiến tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi năm 2014 của 5 hộ trên tổng diện tích 5 ha (hộ thấp nhất 0,6 ha, cao nhất 1,6 ha), với tổng số lượng tôm giống thả qua gièo ban đầu là 250.000 con. Sau 3,5 tháng nuôi trên ruộng đạt 35,19 con/kg, sản lượng chung 2.500 kg, tính ra năng suất đạt 502 kg/ha/vụ (thấp nhất 422 kg/ha/vụ, cao nhất 542 kg/ha/vụ). Tính bình quân cho 5 ha, trong khi chi phí đầu tư các thứ chỉ 19.770.000 đ/ha/vụ, thì bán ra được 67.750.000 đ/ha/vụ, lãi 47.970.000 đ/ha/vụ.

- Mô hình canh tác một vụ lúa - vụ tôm sú của 8 hộ dân tại huyện Thới Bình năm 2014, trên diện tích là 7 ha có làm một vụ lúa ngắn ngày với giống ST 20 đạt sản lượng 37.650 kg, tính ra năng suất đạt 5,47 tấn/ha. Tổng chi phí làm lúa là 14.062.000 đ/ha/vụ, còn tổng thu từ lúa là 31.195.300 đ/ha/vụ. Mô hình này có nuôi tôm sú trên cả 10 ha, thu được 4.004 kg, tính ra năng suất 400 kg/ha/vụ. Trong khi chi phí cho vụ tôm chỉ là 18.138.000 đ/ha/vụ, mà thu từ con tôm 68.068.000 đ/ha/vụ. Tính tổng cả lúa và tôm trong một năm thì doanh thu đạt 99,2 triệu/ha/năm, tổng chi phí cho cả tôm và lúa chỉ có 32,2 triệu/ha/năm, như vậy mỗi ha làm lúa - tôm kết hợp sẽ có lợi nhuận 67 triệu đồng/ha/năm (với giá bán thời điểm tháng 12/2014: tôm sú 170.000 đ/kg và lúa ST 20 có giá 5.800 đ/kg).

Trong khi đó, trên vùng đất nhiễm phèn nặng huyện Trần Văn Thời, dù nông dân vùng dự án đã được đầu tư kỹ thuật tốt, lúa đạt năng suất cao, bán được giá thì lợi nhuận cũng chỉ đạt 8.470.000 đ/ha/năm. Còn nông dân bên ngoài dự án kỹ thuật hạn chế, suốt một năm làm lúa mùa dài đăng đẳng năng suất kém hơn thì lợi nhuận chắc chắn chẳng được bao nhiêu. Còn nếu chuyển dịch mà canh tác chuyên tôm theo mô hình quảng canh cải tiến, không làm một vụ lúa như ở Đầm Dơi, lợi nhuận có khá hơn cũng chỉ đạt 47.970.000 đ/ha/vụ, nhưng môi trường nuôi nhiều thách thức, phải xử lý cẩn trọng. Trong khi đó, nếu được chuyển sang làm một vụ lúa, một vụ tôm như mô hình ở huyện Thới Bình hay nhiều nơi khác, thì lợi nhuận đạt dù có kém hơn 60 - 70 triệu đồng/ha/năm vẫn khỏe hơn, môi trường nuôi trong lành, an toàn dịch bệnh hơn. Đó là chưa kể nếu nuôi xen tôm càng xanh vào vụ lúa như nhiều bà con ở huyện này đã và đang làm mấy năm qua thì chắc chắn lợi nhuận sẽ còn cao hơn. Đây quả là mô hình hấp dẫn được chứng minh là rất hiệu quả qua thực tiễn, phù hợp cho những vùng đất nhiễm phèn, mặn ở tỉnh Cà Mau.

Kết quả của 3 mô hình từ dự án nêu trên cho chúng ta hiểu phần nào vì sao từ nhiều năm qua nông dân các địa phương vẫn luôn lăm le sẵn sàng chuyển đất ruộng lúa sang nuôi tôm, bất chấp sự ngăn cấm của chính quyền, thậm chí có thể chịu tù tội miễn là đất nhà được nuôi tôm để xoay xở thoát nghèo. Và vì sao cùng một dòng sông mà bên được nuôi tôm thì nhà cao cửa rộng, cuộc sống đổi thay nhanh, còn bên “bị giữ ngọt” làm lúa vẫn phải đeo đẳng cái nghèo. Do được nuôi tôm thì khỏi lo hạn - mặn, có thu nhập cao hơn, nếu phải sạ cấy một vụ lúa, công việc đồng áng cũng nhẹ nhàng hơn là phải đối mặt với hai vụ lúa luôn tất bật vì sạ - cấy, phòng chống hạn úng, sâu bệnh, mưa dầm dông bão lúc gặt phơi, và khổ nhất là giá lúa bấp bênh... Đó cũng lý giải cho việc dân luôn phản ứng với những cái cống vô hiệu!

Các biểu hiện thời tiết, thủy văn cực đoan mưa bão, triều cường, nắng nóng, khô hạn... diễn biến ngày càng nguy hiểm, phức tạp và khó đoán, mà Cà Mau là vùng đất đặc biệt - là vùng bán đảo ba phía giáp biển - với nhiều yếu tố đặc thù khó giữ ngọt để làm chuyên lúa và các cây con theo hệ sinh thái ngọt. Vậy thì sẽ cơ cấu theo hướng nào và chọn cây con gì, trồng ở đâu... để đảm bảo cho nông dân phát triển kinh tế hộ bền vững ngoài tôm, cua, cá hệ mặn - lợ, trong khi làm chuyên lúa điều kiện không thuận và giá lúa luôn ỳ ạch ở mức thấp? Dự án “Phát triển mô hình ứng dụng khoa học & công nghệ vào sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau” được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả khá tốt, đã củng cố cơ sở lý luận và mở ra hướng đi cho Cà Mau.

Nguồn: Khoa học phổ thông, ngày 14/4/2016

Send Print  Back
The news brought
Giảm một nửa khí thải từ nhà máy nhiệt điện đốt than nhờ hệ thống hybrid 4/12/2016
Xúc tác oxy hóa CO ở nhiệt độ thấp 3/30/2016
Khai thác – sử dụng tài nguyên nước và bài toán kinh tế nước ở Việt Nam 3/25/2016
Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng Ferrate 3/25/2016
Nghiên cứu sự biến đổi của lượng mưa trong thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành ở Tây Nguyên và Nam Bộ 3/25/2016
Màng lọc nước biển thành nước ngọt 3/22/2016
Hệ thống xử lý chất thải lỏng IET-BF 3/22/2016
Hệ thống xử lý chất thải rắn VHI-18B 3/22/2016
Giải pháp nào cho Việt Nam 3/21/2016
Bangladesh và bài học cho Việt Nam 3/21/2016
Các giải pháp phi công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn 3/21/2016
Các giải pháp công trình ngăn chặn nước ngập mặn 3/21/2016
Tình hình xâm nhập mặn tại đồng bằng Sông Cửu Long 3/21/2016
Chuyển giao kết quả đề tài Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi - các giải pháp thích ứng và ứng phó 3/18/2016
Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung 3/18/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120573965 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn