Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

NASA sử dụng công nghệ không gian phòng chống ô nhiễm môi trường 10:00 AM,5/11/2016

Các hoạt động nghiên cứu khoa học của NASA tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu rõ hơn về địa cầu nhờ hệ thống quan sát Trái Đất (Earth Observing System), đẩy mạnh nghiên cứu ngành Vật lý Thái dương học (Heliophysics), khám phá các thiên thể trong khắp Hệ Mặt trời, và nghiên cứu các chủ đề liên quan đến Vật lý Thiên văn.

NASA hiện đang phối hợp cùng với Cơ quan vũ trụ châu Âu và chính phủ Hàn Quốc nhằm xây dựng kế hoạch phóng một loạt các cảm biến xác định ô nhiễm không khí vào trong không gian vũ trụ. Kế hoạch này nhằm giám sát và theo dõi các chất gây ô nhiễm không khí từ quỹ đạo Trái Đất. Dự án này có tên gọi làTEMPO sẽ giúp cung cấp một bức tranh chính xác hơn về cách thức các chất độc hại lan tỏa trong bầu khí quyển hiện nay.

TEMPO khi phát triển đến đỉnh điểm sẽ tạo thành một hệ thống cảm biến dày đặc và thống nhất bao phủ toàn Trái Đất. Và chúng có thể giúp xác định vị trí của một lượng chất gây ô nhiễm không khí cho dù ở kích thước rất nhỏ. Tuy nhiên, có lẽ dự án táo bạo sẽ còn mất thêm nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.

NASA có kế hoạch khởi động giai đoạn đầu tiên của dự án này vào tháng 5 năm nay. Các cảm biến vệ tinh sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu ô nhiễm không khí từ bán đảo Triều Tiên và bắt đầu trải rộng ra toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

NASA đã tiến hành hoạt động thu thập dữ liệu ô nhiễm trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nhiều công nghệ và thiết bị đã trở nên lỗi thời. Bên cạnh đó, kết quả thu được lại không đạt mức chính xác tuyệt đối vì NASA không nghiên cứu trực tiếp chất gây ô nhiễm. Thay vào đó, họ sẽ đánh giá các dạng ánh sáng tán xạ ra từ những hạt vật chất trong khí quyển. Mỗi loại hạt sẽ tạo ra một loại ánh sáng khác nhau. Hiện tượng này có tên gọi là "dấu vân tay quang phổ" giúp các nhà khoa học có thể xác định được thành phần của các chất có trong không khí.

Mỗi năm, vấn đề ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm cho hơn 150.000 trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ và hơn 2 triệu người chết ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà khoa học tại NASA hy vọng rằng dự án TEMPO sẽ giúp các cơ quan môi trường trên toàn thế giới tăng cường hiệu quả trong hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường.

Nguồn: Khám phá, ngày 4/5/2016.

Send Print  Back
The news brought
WB hỗ trợ chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL 5/11/2016
Phát hiện trạng thái thứ 4 của nước 5/4/2016
Robot rắn sửa chữa thiết bị môi trường dưới đáy biển 4/29/2016
Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ 4/26/2016
Công nghệ mới xử lý môi trường loại bỏ dầu khỏi nước 4/15/2016
Nghiên cứu ứng dụng mô hình HWRF dự báo quỹ đạo và cường độ bão ở Biển Đông 4/14/2016
Nghiên cứu chọn chiều cao ống khói đạt tiêu chuẩn môi trường 4/14/2016
Ứng phó trước biến đổi khí hậu: Khoa học kỹ thuật gợi hướng đi giữa 4/14/2016
Giảm một nửa khí thải từ nhà máy nhiệt điện đốt than nhờ hệ thống hybrid 4/12/2016
Xúc tác oxy hóa CO ở nhiệt độ thấp 3/30/2016
Khai thác – sử dụng tài nguyên nước và bài toán kinh tế nước ở Việt Nam 3/25/2016
Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng Ferrate 3/25/2016
Nghiên cứu sự biến đổi của lượng mưa trong thời kỳ gió mùa Tây Nam thịnh hành ở Tây Nguyên và Nam Bộ 3/25/2016
Màng lọc nước biển thành nước ngọt 3/22/2016
Hệ thống xử lý chất thải lỏng IET-BF 3/22/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120569437 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn