Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cao Bằng: phát triển KH&CN phục vụ phát triển nông thôn 4:02 PM,5/20/2016

Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn (NN&NT) có một vị trí rất quan trọng đối với Cao Bằng - tỉnh có trên 80% diện tích là đồi, núi và hơn 76% dân số làm nông nghiệp. Cùng với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong những năm qua ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực đóng góp vào quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của địa phương.

Để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Cao Bằng đã tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả, thông qua ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, bảo quản và chế biến; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa hệ số sử dụng đất từ 1,3 lần năm 2005 lên 1,8 lần năm 2010. Tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc tính sinh thái của từng loại cây để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hình thành vùng trồng thuốc lá trên 4.000 ha, đỗ tương 10.000 ha, xây dựng vùng chè đắng 5.000 ha, vùng trúc sào 3.000 ha và vùng hồi 5.000 ha; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, khai thác tốt diện tích triền núi đá dốc để phát triển các loại cây bản địa (mác mật, dạ hiến, cây lấy gỗ...); đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác khuyến nông; phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; đầu tư xóa dói giảm nghèo đối với vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc...

Nhằm góp phần tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh nông thôn của tỉnh, từ năm 2005 đến nay, hoạt động KH&CN tỉnh đã tập trung vào nghiên cứu ứng dụng đổi mới công nghệ chế biến để đưa ra các sản phẩm mới có thế mạnh của tỉnh, vì vậy 70% đề tài/dự án đã thực hiện hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh ứng dụng tiến bộ KH&CN tạo ra các sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao như: trà Giảo cổ lam, sản xuất gốm sứ chất lượng cao từ nguyên liệu địa phương, nước thiên nhiên tinh khiết Pác Bó, ván sợi ép, phân bón tổng hợp... khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch KH&CN trong thời gian qua đã tập trung cho nghiên cứu, khảo nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, cụ thể là thử nghiệm và áp dụng rộng rãi các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, tỷ lệ giống mới đưa vào sản xuất tăng cao, giống thuốc lá mới đã đạt 100% diện tích, các giống lúa mới cho năng suất cao đạt 30% diện tích, các giống ngô mới đạt 80% diện tích. Trong chăn nuôi ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong việc phát triển đàn lợn, chương trình cải tạo, phát triển đàn bò của tỉnh theo hướng sin hoá đã đem lại nhiều kết quả tốt, bước đầu cải thiện thể trạng của đàn bò trong tỉnh. 

Triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi theo tinh thần Quyết định số 122/QĐ-TTg, ngày 5.7.2004 của Thủ tướng Chính phủ, được Sở KH&CN triển khai khâu nối đến các cơ sở, đặc biệt là cơ sở sản xuất kinh doanh. Xây dựng dự án trình UBND tỉnh đề xuất các nhiệm vụ thuộc Chương trình nông thôn miền núi do ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương hỗ trợ thực hiện trên 10 dự án. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp, chế biến đã triển khai dự án: Chế biến gố ván dăm, ván sợi ép MDF; Mô hình trồng và chế biến quả gấc; Đầu tư thiết bị công nghệ sản xuất các sản phẩm chế biến sau đường như sản xuất cồn từ rỉ mật đường.

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã xây dựng mô hình trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Nguyên Bình; Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi Đà điểu sinh sản và lấy thịt tại xã Bế Triều - Hoà An; Tiếp nhận công nghệ trồng và chế biến chè ô long; Sản xuất rau và hoa hàng hoá, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ công nghệ trồng và chế biến cây giảo cổ lam tỉnh Cao Bằng thành hàng hóa… Với tổng kinh phí hỗ trợ trên 10 tỷ đồng và tập trung cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá mới trong đổi mới công nghệ, đưa ra sản phẩm hàng hoá mới trên cơ sở tận dụng, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Nét nổi bật trong nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất thời gian qua là triển khai đề tài, dự án KH&CN đã gắn với việc phát triển sản xuất của doanh nghiệp và hợp tác xã, vì vậy đã góp phần xã hội hoá công tác KH&CN và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ở địa phương; đồng thời đã phục tráng và phát triển được nhiều loại cây, con nông, lâm, thủy sản đặc sản đã bị suy thoái của địa phương như: ứng dụng công  nghệ vi ghép đỉnh sinh trưởng phục tráng được các giống Cam trưng vương, quýt Hà Trì, quýt Trà Lĩnh; tuyển chọn nhân giống và phát triển giống bưởi Phục Hòa; Tuyển chọn, phục tráng và xây dựng vườn gen một số cây ăn quả đặc sản địa phương: Mác mật, lê, hạt giẻ...; Ứng dụng KHKT cải tạo và phát triển đàn bò địa phương; Nuôi thử nghiệm các loại cá quý hiếm sông Gâm… Những kết quả đạt được trong lĩnh vực KH&CN từ năm 2005 đến nay đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Bên cạnh việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, triển khai ứng dụng KH&CN, ngành KH&CN đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về các kiến thức KHKT&CN mới; tăng cường tư vấn, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh tiến hành đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp như: hạt dẻ Trùng Khánh, quýt Trà Lĩnh, miến dong hương rừng Phja Oắc; miến dong Nguyên Bình, chiếu trúc Cao Bằng; Lạp sườn Tâm Hòa… qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, mở đường cho các sản phẩm nông sản Cao Bằng thâm nhập và mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh.

Nguồn: Sở KH&CN Cao Bằng, ngày 16/5/2016.

Send Print  Back
The news brought
Chia sẻ công nghệ sinh học mới của Liên bang Nga và ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam 5/17/2016
Khai thác và phát triển nguồn gen lợn Hung tỉnh Hà Giang 5/17/2016
Nghiệm thu đề tài: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ sâu ong hai cây mỡ tại tỉnh Bắc Kạn 5/12/2016
Công nghệ bọc lụa an toàn giúp trái cây tươi lâu hơn 5/11/2016
Nghiệm thu cấp nhà nước đề tài “Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc’’ 5/11/2016
Nghiên cứu tạo giống bò lai giữa bò tót và bò nhà 5/11/2016
TP Hồ Chí Minh: chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông nghiệp 5/6/2016
Triển vọng lớn cho nông sản xuất khẩu 5/6/2016
Phân bón sản xuất bằng ánh sáng Mặt Trời 4/29/2016
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội: Chủ động cung cấp dịch vụ chiếu xạ kiểm dịch đối với hàng hóa nông sản miền Bắc 4/27/2016
Giống nếp cẩm ĐH6 4/21/2016
Nghiên cứu tạo giống bông kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuật chuyển gen 4/21/2016
Triển vọng từ cây trồng công nghệ sinh học 4/21/2016
Nghiên cứu, tuyển chọn các giống mía chịu hạn 4/12/2016
Sản xuất thử nghiệm ba giống sắn KM98-5, KM98-7, NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam 4/12/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120753478 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn