Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Khuyến khích hộ dân phát triển năng lượng mặt trời 10:57 AM,5/26/2016

Hộ dân thay vì đầu tư mua xe máy, có thể bỏ tiền lắp đặt pin năng lượng mặt trời để sử dụng cho gia đình mình và bán lại cho lưới điện quốc gia, ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương nói.

Đó cũng là một phần nhằm thực hiện chủ trương khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo của Chính phủ để đạt mục tiêu một nửa hộ gia đình sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2050 mà Việt Nam đã đề ra.

Tại Hội thảo về phát triển năng lượng tại Việt Nam do Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức ngày 24-5, các đại biểu cho rằng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm họa môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới. Điện than thường được coi là nguồn điện rẻ nhưng lại là nguyên nhân gây phát thải nhà kính, là hiểm họa môi trường. Ở Việt Nam, sản xuất điện vẫn phụ thuộc vào than tức là vẫn đang đi ngược lại xu hướng thế giới, trong khi thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn và cần có chính sách đúng đắn để thực hiện những cam kết và tối ưu hoá lợi ích từ năng lượng tái tạo.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm họa môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới.

“Nguyên nhân của tình trạng này là do điện than thường được coi là nguồn điện rẻ và gánh nặng lớn do điện than gây ra thường không được tính đến trong các lựa chọn chính sách và ngân sách. Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng than chứa đựng nhiều chi phí ẩn đối với nền kinh tế, môi trường, thu nhập hộ gia đình và sức khoẻ của người dân. Tuy vậy, việc khai thác, vận chuyển và sử dụng than vẫn được gián tiếp ủng hộ, gây tổn hại cho nhà nước, tức là người nộp thuế”, – ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết.

Việt Nam đã có Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó mục tiêu chung của chiến lược là giảm 25% phát thải khí nhà kính và phần lớn các hộ gia đình sẽ được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, bền vững và hiện đại với giá cả phải chăng vào năm 2030. Một trong những trọng tâm của chiến lược năng lượng tái tạo là ưu tiên các công nghệ đã được công nhận trong lĩnh vực năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí sinh học.

“Chiến lược này nhằm khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ xã hội, phát triển năng lượng tái tạo với giá hợp lý để tăng dần thị phần năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng và tiêu dùng năng lượng quốc gia”, ông Phạm Trọng Thực cho biết.

Theo ông Thực, “điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn hoá thạch và góp phần cải thiện an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Các chuyên gia quốc tế bày tỏ hy vọng rằng chính sách này sẽ đẩy mạnh năng lượng tái tạo, đặt biệt là năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời cũng như tạo ra nước nóng từ năng lượng mặt trời.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cũng đã đưa ra nghiên cứu về chương trình phát triển năng lượng gió ở Việt Nam. UNDP cũng giới thiệu nghiên cứu mới về “Xanh hóa nguồn năng điện hỗn hợp: Chính sách mở rộng quang điện mặt trời ở Việt Nam”.

Nghiên cứu của UNDP nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời và khuyến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng. Nghiên cứu cho thấy, quang điện mặt trời có rất ít tác động tiêu cực đối với môi trường, sức khoẻ và sinh kế trong khi phát điện từ năng lượng mặt trời có thể giúp các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như các doanh nghiệp lớn và nhỏ cải thiện việc cung cấp điện và giảm hóa đơn tiền điện.

UNDP khuyến nghị cần điều tiết mức “Giá bán cho lưới điện” (FiT) là 15 xu USD/kWh đối với các nhà máy quang điện mặt trời trên đất liền, và 19 xu USD/ kWh đối với các nhà máy điện ngoài đảo trong vòng 20 năm. UNDP cũng khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hoà lưới ở các vùng sâu và hải đảo. Đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời cộng đồng.

Nguồn: Báo Nhân Dân, ngày 24/5/2016.

Send Print  Back
The news brought
Indonesia phát minh ra loại năng lượng sạch mới từ đậu phụ 5/20/2016
Giải pháp sử dụng năng lượng xanh trong đời sống 5/6/2016
Dùng năng lượng mặt trời lọc nước mặn thành nước ngọt 4/26/2016
Tìm ra vật liệu giúp lưu trữ năng lượng linh hoạt, rẻ và tốt hơn 4/21/2016
Thiết bị mới nhân ba lượng năng lượng trên toàn cầu 4/21/2016
Mô hình tưới nhỏ giọt cho thanh long bằng năng lượng mặt trời 4/13/2016
Tế bào năng lượng khai thác nguồn điện không các-bon 3/22/2016
Khai thác năng lượng từ chuyển động 3/22/2016
Ứng dụng đèn LED trong sản xuất hoa cúc tại Đà Lạt 2/17/2016
Viên nhiên liệu nạp năng lượng cho tàu vũ trụ 2/17/2016
Ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân 1/29/2016
Hệ thống quản lý chiếu sáng công cộng thông minh Power Eco 1/26/2016
Phân tích chi phí – lợi ích khai thác điện gió khu vực Bạc Liêu 1/26/2016
Đánh giá phóng xạ tự nhiên và liều chiếu ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương 1/26/2016
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chế tạo modul và giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống điện mặt trời 1/26/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120466781 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn