Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thị trường KH&CN: chuyển giao hơn bán đứt 3:25 PM,8/2/2016

“Khi chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp (DN), nhà khoa học vừa có được kinh phí nghiên cứu tiếp, vừa giúp doanh nghiệp phát triển được đúng sản phẩm của mình. Nhà khoa học luôn luôn đứng cạnh doanh nghiệp để phát triển” - bà Lê Thị Khánh Vân - Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) nêu quan điểm.

PV: Thưa bà, cách đây khoảng chục năm người ta đặt câu hỏi làm thế nào để Việt Nam có thị trường KH&CN thực sự. Ngày nay, câu hỏi này liệu đã lỗi thời?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Bây giờ câu hỏi đặt ra là làm sao để thị trường KH&CN Việt Nam phát triển hơn nữa. Để trả lời câu hỏi này, theo tôi cần quan tâm đến một số vấn đề sau. Thứ nhất là các chủ thể tham gia thị trường KH&CN phải có nhận thức đúng đắn. Chẳng hạn, các nhà khoa học khi nghiên cứu ra công nghệ mới, sản phẩm mới phải tìm cách giới thiệu sản phẩm đó. Nếu tất cả các nhà khoa học khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu của mình bắt buộc phải ra giới thiệu ở Techmart, coi như đây là nơi trình diễn cho mọi người biết đến sản phẩm của mình thì cơ hội quảng bá sản phẩm sẽ rất tốt. Họ không cần đưa vào sản xuất mà sự nghiệp của họ là nghiên cứu nên cứ tập trung vào nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nhà khoa học thấy được cần phải nghiên cứu tiếp, nghiên cứu đa dạng. Không nên sau kết quả nghiên cứu của mình lại cất đi rồi nghiên cứu cái khác. Như vậy rất phí. Bao nhiêu năm làm việc nghiên cứu không thể ra nhiều công nghệ, mỗi công nghệ đưa ra cần đưa vào sản xuất ngay.

Tuy nhiên, để công nghệ được áp dụng là một quá trình rất phức tạp. Nhà khoa học nên chuyển giao cho DN sản xuất. Hiện có nhiều cách chuyển giao. Chẳng hạn, có thể góp vốn công nghệ bằng công nghệ đó, hoặc chuyển giao bằng cách cho phép DN sử dụng công nghệ đó và nhà khoa học lấy phí bản quyền dựa trên doanh số sản phẩm bán ra. Nếu như đánh giá được công nghệ đó thì nhà khoa học có thể bán luôn.

PV: Về những rủi ro gặp phải khi nhà khoa học chuyển giao công nghệ cho DN thì sao, thưa bà?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Với kinh nghiệm của tôi nhiều năm làm về tư vấn chuyển giao công nghệ, tôi cho rằng, các nhà khoa học nên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ cho DN. Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và nhà khoa học đứng bên cạnh. Nguyên nhân là vì đó mới là kết quả nghên cứu trong phòng thí nghiệm. Khi đưa ra ngoài sản xuất sẽ có nhiều vấn đề, cần nhà khoa học đứng bên cạnh để giải quyết những vấn đề phát sinh đó.

PV: Thực sự trong một thị trường công nghệ phải có người bán, người mua. Khi chúng ta có một lượng người bán rồi, có một số công nghệ như thế nhưng phải có người mua thực sự. Người mua ở đây khi hội tụ đủ 4 yếu tố gồm đánh giá được thị trường, công nghệ, có nhân lực và có vốn mới có thể tiếp nhận được công nghệ. Khi có đủ 4 yếu tố đó rồi có thể tìm 1 công nghệ để đầu tư. Vấn đề ở đây là tìm công đoạn nào nhà nước nên hỗ trợ để thị trường phát triển?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Chúng tôi tổ chức Techmart hàng năm là một trong những cách để quảng bá, giới thiệu bước đầu các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Để các DN có thể tìm kiếm được công nghệ, sản phẩm phù hợp bởi bình thường, không dễ tìm được vì không biết ở đâu để tìm kiếm. Quá trình để các nhà khoa học với DN kết hợp với nhau để triển khai được là cả một vấn đề. Trong đó, để xúc tiến mối quan hệ đó được tốt cần sự hỗ trợ của nhà nước.

PV: Theo bà, sự hỗ trợ cụ thể nên tập trung vào đâu?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Tôi cho rằng, những hợp đồng được ký kết trong Techmart, nếu thấy khả năng triển khai tốt cần nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Tôi đề nghị mức hỗ trợ là 30% trên tổng kinh phí của hợp đồng và tối đa không quá 500 triệu đồng. Tất nhiên, đi kèm với đó là các tiêu chí cụ thể để đảm bảo hỗ trợ đúng nơi, đúng người. Đừng nghĩ rằng, hỗ trợ cho DN là “mất”, là chỉ DN được hưởng lợi. Bởi một khi DN phát triển, đóng góp của họ sẽ thông qua thuế, cho nên doanh thu càng nhiều, họ sẽ nộp thuế nhiều. Ngân sách sẽ tăng lên và tiếp tục đầu tư phát triển cho các dự án khác.

PV:Nhiều nhà khoa học chia sẻ rằng, họ rất ngại đăng ký sở hữu trí tuệ (SHTT). Là người nhiều năm tham gia lĩnh vực này, quan điểm của bà thế nào?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Đúng là có tình trạng một số nhà khoa học rất ngại đi đăng ký SHTT vì hiện nay thực thi pháp luật chưa mạnh mẽ, chưa phạt cao. Các nhà khoa học ngại khi đưa ra, điền vào mẫu đăng ký có thể mất bản quyền. Trong thực tế, tôi đã từng nhận tư vấn cho những công nghệ chưa từng đăng ký SHTT và có nhiều công nghệ rất dễ bị đánh cắp. Tôi khuyên chủ các sáng chế là nên đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của mình từ công nghệ của mình ra. Được bảo hộ nhãn sản phẩm đó là tốt. Tôi cho rằng, phương án này có thể bảo vệ sản phẩm và công nghệ nhạy cảm của mình.

PV:Vấn đề định giá công nghệ của nhà khoa học nghiên cứu ra không dễ?

Bà Lê Thị Khánh Vân: Bộ KH&CN đã ban hành 1 thông tư về đánh giá tài sản trí tuệ, công nghệ và có viện định giá công nghệ. Sẽ có phương pháp định giá các nghiên cứu trên các tiêu chí khác nhau và có nhiều cách để đánh giá như theo cách của Hàn Quốc, Nhật Bản… Thực sự nhiều nhà khoa học không đánh giá được công sức của nhà khoa học bỏ ra là bao nhiêu để định giá trị của công nghệ trên thị trường tương xứng nên có người đưa ra giá trên trời hoặc rất lúng túng và quyết định không đánh giá công nghệ. Kết cục là không chuyển giao được công nghệ, rất lãng phí. Đó cũng là lý do tôi cho rằng, nên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ tốt hơn là bán đứt công nghệ cho DN. Khi chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp (DN), nhà khoa học vừa có được kinh phí nghiên cứu tiếp, vừa giúp doanh nghiệp phát triển được đúng sản phẩm của mình. Nhà khoa học luôn luôn đứng cạnh doanh nghiệp để phát triển.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Vườn ươm Khu Công nghệ Cao TP.HCM: 10 năm ươm tạo 8/2/2016
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng giữa Việt Nam và Hàn Quốc 8/2/2016
Thái Nguyên: hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN 8/2/2016
Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm KH&CN vùng duyên hải Bắc bộ 8/2/2016
Khánh Hòa: nghiệm thu đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống làng xã trong việc xây dựng nông thôn mới ở Khánh Hòa” 8/2/2016
Công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: cói mỹ nghệ Kim Sơn, đá Ninh Vân, cá Tràu tiến Vua 8/2/2016
Thanh Hóa: tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH&CN cấp huyện 8/2/2016
Sở KH&CN Bắc Giang làm việc với đoàn khảo sát Nhật Bản 8/2/2016
Việt Nam lần đầu giành giải vàng thế giới về công nghệ thông tin 8/1/2016
NAFOSTED tổ chức gặp mặt thành viên các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành trong lĩnh vực KHXH&NV nhiệm kỳ I 8/1/2016
Tổng kết và bàn giao kết quả nghiên cứu ứng dụng KH&CN tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2015 7/28/2016
Công ty CP Nhựa Hà Nội: Không ngừng đổi mới công nghệ 7/28/2016
Hội nghị giới thiệu giải thưởng và học bổng L’OREAL – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ khoa học 2016 7/26/2016
INTEC với nhiều dịch vụ kết nối tại Telefilm 2016 7/20/2016
Hội nghị giới thiệu Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội năm 2016 7/20/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121248326 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn