Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng hạt từ tính trong việc làm sạch dầu tràn 4:41 PM,8/8/2016

Sự cố tràn dầu từ các tàu chở dầu và dàn khoan trên biển luôn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đe dọa sự sống của chim biển, rùa, cá heo, cùng nhiều loài thủy sinh khác. Tuy nhiên, do dầu có độ dính cao với hầu hết những gì tiếp xúc trực tiếp với nó, nên việc làm sạch dầu loang trên biển trong những vụ tràn dầu lớn là vô cùng khó khăn và tốn kém. Chi phí là hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la.

Tuy vậy, trong tương lai vấn đề trên có thể được giải quyết khi mà mới đây nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Yi Du tại Đại học Wollongong, Úc đã đưa ra phương pháp loại bỏ dầu từ nước dễ dàng hơn, bằng cách sử dụng các hạt nano oxit sắt để liên kết chặt với các giọt dầu loang.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển các hạt nano oxit sắt chứa từ tính, với kích thước khoảng 25 nanomét mỗi hạt (1 nanomét bằng 1 phần tỉ mét). Các hạt này khi được cho phân tán vào vùng nước có dầu loang, chúng ngay lập tức sẽ liên kết với nhau, biến thành một chất lỏng từ (chất lỏng có từ tính) có thể được đẩy hoặc điều khiển bằng nam châm tương đối đơn giản.

Công nghệ này xử lý được cả hai loại dầu bị tràn ra đại dương là dầu nhẹ nổi trên bề mặt và dầu nặng chìm xuống phía dưới, vì hạt nano oxit sắt sẽ chìm xuyên qua nước cho đến khi nào tiếp xúc với dầu. Sau đó những con tàu có gắn nam châm có thể di chuyển xung quanh vị trí dầu tràn, hỗn hợp dầu và nano oxit sắt sẽ được hút về phía nam châm và thu lại nhanh chóng.

Các hạt nano oxit sắt có nhiều ưu điểm như không độc hại, có khả năng tái sử dụng, giá rẻ và dễ sản xuất. Tỉ lệ hạt nano cần để liên kết với một lít dầu là khá ít, chỉ khoảng 100 mg. Ngoài ra, việc xử lý được dầu nặng là một lợi thế lớn, vì hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm sạch loại dầu này ra khỏi môi trường.

Ý tưởng nghiên cứu trên là rất hấp dẫn để ứng dụng vào giải quyết những thách thức về môi trường, công nghiệp, y tế trong tương lai. Hiện tại nhóm của Tiến sĩ Yi Du đã thành công trong việc xử lý dầu loang trong bể nước nhỏ, và dự định sẽ mở rộng sang quy mô bể nước lớn hơn, trước khi tiến hành thử nghiệm ở vùng nước mở.

Nguồn: Tạp chí khoa học Việt Nam, ngày 27/7/2016.

Send Print  Back
The news brought
Vấn đề ô nhiễm và công nghệ phân hủy PCBs ở Việt Nam 8/4/2016
Sự biến đổi điện phân các chất gây ô nhiễm nước 8/1/2016
Lò phản ứng plasma để quản lý chất thải 8/1/2016
Quản lý xả thải công nghiệp: Thiếu chặt chẽ 7/28/2016
Đức sẽ thu gom rác nhựa trên biển 7/12/2016
Ô nhiễm ánh sáng có thể khiến mùa xuân đến sớm 1 tuần 7/12/2016
Các thảm họa xả thải gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới 7/12/2016
Tham vọng dọn rác đại dương bằng hàng rào cao su 7/12/2016
Dùng vi khuẩn khắc phục sự cố dầu tràn 7/12/2016
Trích xuất uranium trong nước biển đã có tiến triển 7/11/2016
KẾT HỢP CABIN LỌC KHÔNG KHÍ CHO ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ 6/29/2016
Thực trạng và giải pháp công nghệ xử lý bụi, khí thải làng nghề truyền thống tại Hải Phòng 6/29/2016
Hội thảo – Tập huấn “Chôn cất chất thải phóng xạ: Các yêu cầu và các giải pháp lựa chọn” 6/20/2016
Độc đáo "công nghệ" xử lý nước thải bệnh viện bằng cây lau sậy 6/15/2016
Tăng cường hỗ trợ “khởi nghiệp sáng tạo ứng phó biến đổi khí hậu” 6/15/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120561653 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn