Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Dự án FIRST tài trợ thực hiện dự án nghiên cứu chế tạo vacxin phòng bệnh PED 3:38 PM,9/19/2016

Ngày 27/8/2016, tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận tài trợ giữa Ngân hàng thế giới World Bank, Ban Quản lý Dự án “Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) với Nhóm hợp tác gồm 11 thành viên, đại diện đứng đầu là Công ty cổ phần Thuốc thú y Đức Hạnh (Marphavet) thực hiện Dự án “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) cho lợn nuôi trang trại”.

Tham dự Lễ ký có ông Trần Quốc Thắng- Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN; các chuyên gia thuộc Ban Quản lý Dự án; ông Đoàn Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Thanh Tuyết- Bí thư Thị ủy Phổ Yên; ông Trần Đức Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Marphavet cùng các lãnh đạo, nhân viên Marphavet; đại diện lãnh đạo một số ngân hàng tại Thái Nguyên; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành và các thành viên tham gia tiểu dự án.

Theo ông Trần Đức Hạnh- Tổng Giám đốc Công ty Marphavet, virus gây bệnh PED được phát hiện lần đầu tiên tại Châu Âu vào thập niên 1970 và lan sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vào năm 1990. Từ năm 2000 về sau, PED được phát hiện ở Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Heo ở mọi độ tuổi đều nhạy cảm với virus này, heo con theo heo mẹ nhạy cảm nhất, có tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao. Vì thế, có thể nói PED là một trong những mối lo ngại lớn của các nhà chăn nuôi heo trong nước cũng như nước ngoài.

Để hạn chế cũng như tìm ra biện pháp ứng phó ngăn chặn loại dịch bệnh này, tiểu dự án “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành dịch (PED) cho lợn nuôi trang trại” thuộc Dự án FIRST được thiết lập và thực hiện bởi nhóm hợp tác có 11 thành viên gồm Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm thuốc thú y trên địa bàn cả nước.

Tại buổi lễ, đại diện Ban Quản lý Dự án FIRST và đại diện trưởng nhóm hợp tác là Công ty Marphavet đã ký thỏa thuận tài trợ thực hiện tiểu dự án. Trong đó, Dự án FIRST tài trợ hơn 40% tổng kinh phí thực hiện, phần còn lại là kinh phí đối ứng bằng tiền của Nhóm hợp tác 60% mức tổng kinh phí. Thời gian thực hiện dự án là 34 tháng.

Hiện Marphavet là một trong số ít doanh nghiệp tại Việt Nam sản xuất dược thú y có đủ 3 dây chuyền theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế Thế giới: sản xuất thuốc tiêm, sản xuất thuốc nước uống, sản xuất thuốc bột uống theo tiêu chuẩn GMP WHO (Thực hành sản xuất thuốc tốt); GLP (Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt) và GSP (Thực hành bảo quản thuốc tốt). Năm 2014, Marphavet tiếp tục mở rộng đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất vacxin theo tiêu chuẩn GMP WHO với 3 dây chuyền: Vacxin virus phôi trứng, vacxin virus công nghệ tế bào, vacxin vi trùng theo công nghệ lên men sục khí hiệu năng cao cùng với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất và Kiểm nghiệm vacxin hiện đại. Quy mô sản xuất vacxin virus (siêu vi trùng) 250 triệu liều/năm, vacxin vi trùng 100 triệu liều/năm.

Phát biểu tại Lễ ký, Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST Trần Quốc Thắng cho biết, đây là nhóm đầu tiên được Ngân hàng Thế giới và Bộ KH&CN chấp thuận để Dự án FIRST ký kết hợp đồng tài trợ thực hiện dự án. Để hoàn thiện các mục tiêu đặt ra sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện để phát huy thế mạnh của 11 thành viên nhóm hợp tác. Vì thế, việc tổ chức thực hiện một cách bài bản và sự quyết tâm của tất cả thành viên là một yêu cầu sống còn, ông Trần Quốc Thắng nhấn mạnh.

Việc thực hiện tiểu dự án nói trên sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp có cơ hội liên kết hợp tác, đóng góp công sức trí tuệ cũng như áp dụng những tiến bộ KH&CN hiện đại để nghiên cứu, sản xuất thành công những loại vacxin đặc hiệu phòng chống các loại dịch bệnh đóng góp tích cực cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. Đây sẽ là nguồn động viên, cú hích quan trọng cho các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu khoa học sâu rộng hơn, phát triển vì sản phẩm an toàn cho chăn nuôi Việt Nam.

Nguồn:  Nguyễn Hạnh - Ánh Tuyết, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu ảnh hưởng của giọt noãn bào chất đơn tinh lên sự hoạt hóa trứng và sự phát triển của phôi 9/19/2016
Cần có chính sách phát triển sở hữu trí tuệ tốt 9/19/2016
Tập huấn kỹ thuật chuyển đổi mô hình nương rẫy thành mô hình nông lâm kết hợp tại một số tỉnh vùng Tây Bắc 9/19/2016
Tập huấn “Hướng dẫn cách tiếp cận và khai thác các kênh hợp tác quốc tế và các dự án đầu tư KH&CN từ nước ngoài” 9/19/2016
Hội thảo: “Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp để nâng cao năng lực công nghệ” 9/19/2016
Thường vụ Quốc hội đồng ý sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ 9/19/2016
Sắp đưa vào sử dụng và khai thác Cổng Mạng lưới Thông tin KH&CN thành phố Hải Phòng 9/19/2016
Tăng cường liên kết 3 nhà: Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp 9/19/2016
Công nghệ - yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp 9/19/2016
Sinh viên chế tạo xà phòng đen từ trấu 9/19/2016
Việt Nam sớm ứng dụng công nghệ plasma 9/19/2016
Hội thảo khoa học: xác lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp 9/19/2016
Đẩy mạnh giao thương ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tháng 10 9/14/2016
Giới thiệu công nghệ mới cho ngành in tại Việt Nam 9/14/2016
Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái 9/13/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121232181 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn