Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

'Siêu Trái đất' cách hệ Mặt trời 32 năm ánh sáng 4:41 PM,11/22/2016

Các nhà khoa học Tây Ban Nha phát hiện “siêu Trái đất” mới nằm cách hệ Mặt trời 32 năm ánh sáng và có khối lượng lớn hơn Trái đất 5,4 lần.

Các nhà thiên văn học đến từ Viện Vật lý thiên văn của quần đảo Canary, Tây Ban Nha vừa công bố nghiên cứu về một “siêu Trái đất” mới nằm cách hệ Mặt trời 32 năm ánh sáng, IFL Science hôm 18/11 đưa tin. “Siêu Trái đất” là tên gọi các hành tinh đá ngoài hệ Mặt trời, có kích thước lớn hơn Trái đất nhiều lần.

Hành tinh mới mang tên GJ 536 b, quay theo quỹ đạo quanh sao lùn đỏ GJ 536. Nó ước tính có khối lượng lớn hơn Trái đất 5,4 lần và chu kỳ quỹ đạo không quá 9 ngày.

Môi trường trên GJ 536 b rất khó để sinh sống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hy vọng tìm thấy một hành tinh khác cùng hệ với nó có thể thân thiện với sự sống hơn.

“Các hành tinh đá thường được tìm thấy theo từng nhóm, đặc biệt xung quanh những ngôi sao giống như GJ 536. Chúng tôi tin rằng có thể tìm thấy những hành tinh có khối lượng nhỏ khác trong quỹ đạo xa hơn của ngôi sao, với chu kỳ quỹ đạo khoảng 100 ngày đến một vài năm”, Alejandro Suárez Mascareño, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà thiên văn học hy vọng phát hiện một hệ thống tương tự Trappist 1, tức là một sao lùn đỏ với 3 hành tinh đá nằm trong vùng có thể sống xung quanh nó. GJ 536 b không nằm trong vùng này nhưng các hành tinh khác cùng hệ với nó thì có thể.

Sao lùn đỏ GJ 536 cũng có chu kỳ từ tính tương tự Mặt trời, dù chỉ trong khoảng 3 năm, thay vì chu kỳ 11 năm của Mặt trời. Các đặc điểm này khiến GJ 536 b trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn.

“GJ 536 b quay theo quỹ đạo quanh GJ 536, một ngôi sao nhỏ và nguội hơn Mặt trời. Tuy nhiên, GJ 536 nằm đủ gần và sáng, cũng như có thể quan sát được từ cả hai bán cầu bắc, nam. Điều này khiến nó trở thành đối tượng đáng chú ý đối với máy quang phổ độ ổn định cao trong tương lai và đặc biệt trong việc tìm kiếm các hành tinh đá khác trong vùng có thể sống của ngôi sao”, Jonay Isaí González - đồng tác giả nghiên cứu nhận xét.

Các nhà khoa học đang lên kế hoạch nghiên cứu sự thay đổi quang phổ trong bức xạ của sao khi “siêu Trái đất” GJ 536 b đi qua nó, từ đó tìm hiểu bầu khí quyển trên hành tinh.

Nguồn: VnExpress.net, ngày 22/11/2016.

Send Print  Back
The news brought
Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời biến không khí thành nước uống 11/18/2016
Vũ trụ có thể có nút xóa – và nó có thể hủy diệt môn vật lý mà chúng ta từng biết đến. 10/28/2016
Một thiếu niên đã phát minh ra thiết bị sử dụng năng lượng sạch chỉ với $5 10/28/2016
Con đường tự phát sáng ban đêm nhờ năng lượng mặt trời 10/27/2016
Các nhà khoa học tìm ra cách tạo ra pin lithium-ion từ bia 10/27/2016
Năng lượng sóng biển thế hệ mới của Austrlia 10/24/2016
Nguồn nhiệt điện than: Giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện 10/24/2016
“Khát" không khí sạch 10/17/2016
Công nghệ mô hình hóa vũ trụ nhanh hơn 10/3/2016
Phát hiện đám mây nước đầu tiên ngoài hệ Mặt trời 10/3/2016
Các nhà nghiên cứu khám phá ra cơ chế quan trọng trong sản xuất pin Mặt trời 10/3/2016
Sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) để đo liều bức xạ 9/28/2016
Phát hiện cấu trúc hình chữ X ở trung tâm dải Ngân hà 9/20/2016
Vết đỏ của sao Mộc có thể đốt nóng bầu khí quyển 9/20/2016
Mỹ cho phép công ty tư nhân đầu tiên thám hiểm Mặt trăng 9/19/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120361641 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn