Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam 1:01 PM,12/8/2016

Cá chình là loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được ưu chuộng. Nghề nuôi cá chình bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1879, tiếp theo là ở Ý, Pháp và sau đó ở Đài Loan (1952), Trung Quốc (1973). Ở Việt Nam, cá chình được nuôi lần đầu tiên vào năm 2000 ở Bình Định và Phú Yên, sau đó, nhanh chóng được phát triển tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Năm 2010, Cà Mau và các tỉnh lân cận có hơn 700 ha ao nuôi cá chình. Nhìn chung, nuôi cá chình đem lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở nhiều nơi trên khắp cả nước.

Để chủ động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá chình tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III do ThS. Hoàng Văn Duật đứng đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là nhằm xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi cá chình (giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm) từ một số nguyên liệu ở Việt Nam có bổ sung enzym nhằm hạn chế nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá chình tại Việt Nam.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:

- Đã xác định được 10 loại nguyên liệu phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của cá chình.

+ Tỷ lệ tiêu hóa protein invitro của cá chình đối với gluten (88%); bột huyết (79,44%); bột xương thịt (58,36%); bột cá (56,01%); bột nhộng tằm (50,46%), bột đậu nành và bột nấm men cho hệ số tiêu hóa thấp nhất (24,93% và 33,53%).

+ Tỷ lệ tiêu hóa tinh bột invitro của cá chình cao nhất là bột khoai mì (49,83%); cám gạo (31,73%); bột bắp (21,22%); thấp nhất là bột đậu nành (9,83%).

- Đã xác định công thức thức ăn cho cá chình giống (G-v và G-b), thành phần gồm: bột cá Kiên Giang 28%, bột huyết 14,5%, bột nấm men 4,0%, bột trùn quế 7,3%, bột gluten 18%, bột khoai mì 5,0%, bột bắp 11%, dầu đậu nành 0,2%, dầu cá 0,5%, vitamin C 0,5%, chất kết dính 5,0%, chất phụ gia 4,0% và Enzym Feed 1,5%.

- Đã xác định được công thức thức ăn cho cá chình thương phẩm (TP-v và TP-b) thành phần gồm: bột cá Kiên Giang 20,0%, bột huyết 14,0%...

- Đã thiết kế, lắp đặt bổ sung và vận hành thiết bị sản xuất thức ăn cá chình công suất 500 kg/giờ.

- Đã xây dựng quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình giống (G-v và G-b), sử dụng dây chuyền công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, đạt các chỉ tiêu như kích thước viên, hàm lượng protein và độ ẩm.

- Đã xây dựng quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình thương phẩm (TP-v và TP-b) sử dụng dây chuyền có công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, đạt các chỉ tiêu đề ra.

- Đã sản xuất được 5.300 kg thức ăn cho cá chình giống (bột mịn: 2.700 kg, viên nổi 2.600) và 30.500 kg thức ăn cá chình thương phẩm (bột mịn 15.300 kg, viên nổi 15.200 kg).

- Mô hình sản xuất thức ăn cho cá chình có giá thành 41,81 triệu đồng/tấn thấp hơn thức ăn nhập ngoại từ Trung Quốc (54 triệu đồng/tấn) là 23%. Giá bán 44 triệu đồng/tấn (thấp hơn thức ăn nhập ngoại 18%). Lợi nhuận 1,75 tỷ đồng/năm, thời gian hoàn vốn đầu tư (kể cả vốn lưu động) là 58 tháng.

Nguồn: most.gov.vn
Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu nâng cao tốc độ sinh trưởng và sức sinh sản cá rô phi vằn (oreochromis niloticus) chọn giống trong điều kiện nước lợ mặn 12/8/2016
Sinh sản nhân tạo thành công cá dứa 12/8/2016
Kết quả bước đầu đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi rươi ở ven các sông tỉnh Hải Dương 11/18/2016
Phát hiện loài cá Chình vân lưới Gymnothorax minor (Temminck & Schlegel, 1846) ở biển Việt Nam 11/3/2016
Hệ thống vệ tinh công nghệ cao được sử dụng để phát hiện đánh bắt cá trái phép 10/24/2016
Tăng cường bảo vệ các loài cá mập và cá đuối 10/18/2016
Cá chết nổi trắng kênh Đa Cô (Đà Nẵng) 10/17/2016
Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hàu Thái Bình Dương (crassostrea gigas thunberg, 1793) 9/28/2016
Phú Thọ nghiên cứu, sản xuất thành công giống cá bỗng quý hiếm 9/19/2016
Khai thác và phát triển nguồn gen các giống gai xanh 9/13/2016
Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong nuôi hàu 9/13/2016
Xây dựng chỉ dẫn địa lý Khánh Hòa dùng cho sản phẩm ốc hương của tỉnh Khánh Hòa 8/3/2016
Nghiên cứu, nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh học tại Hà Tĩnh 8/3/2016
Phú Thọ nghiên cứu, sản xuất thành công giống cá bỗng quý hiếm 7/4/2016
Nghiệm thu đề tài Xây dựng quy trình phòng và trị bệnh cá lóc (Channa sp.) từ giai đoạn giống đến nuôi thịt 6/20/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120540714 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn