Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Những hiểu lầm thường gặp về thực phẩm biến đổi gen 5:53 PM,12/21/2016

Công nghệ biến đổi gen cho phép người nông dân gieo trồng những giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, qua đó hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn hiểu đó là những thứ không tốt đẹp. Đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm.

Biến đổi gen là rất độc hại

Theo báo cáo mới nhất của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y khoa Hoa Kỳ, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người của thực phẩm biến đổi gen. Trên thực tế, thực phẩm biến đổi gen là một trong những loại thực phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng nhất trên thị trường. Trung bình, để mỗi mẫu hạt giống biến đổi gen qua được khâu phê duyệt thì phải mất tầm 13 năm và 136 triệu USD. Chính vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi đến nay mới chỉ có 10 loại cây trồng được cho phép ứng dụng kỹ thuật di truyền.

Chỗ nào cũng có biến đổi gen

Như đã đề cập bên trên, cho đến nay mới chỉ có 10 loại cây trồng được cho phép ứng dụng kỹ thuật di truyền (biến đổi gen), bao gồm: cỏ linh lăng, cải dầu, đu đủ cầu vồng, đậu tương, ngô (cả ngô sử dụng là thức ăn chăn nuôi và ngô ngọt), bông, bí đao, khoai tây và táo.

Kỹ thuật di truyền là một công nghệ mới

Người nông dân đã cố gắng thay đổi gen di truyền của cây trồng từ hơn 10.000 năm nay. Tất cả loại trái cây, rau củ và ngũ cốc có mặt trên thị trường ngày nay đều đã có bàn tay can thiệp của con người vào bộ gen của chúng. Kỹ thuật lai tạo giống cây trồng đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, khi người nông dân thực hiện phương pháp lai tạo để cho ra những thành phẩm ngon miệng và có sức kháng bệnh tốt hơn. Và vào thập niên 20 của thế kỷ trước, người nông dân bắt đầu sử dụng các phương thức hoá học và phóng xạ để biến đổi hạt giống và cho ra những cây trồng như họ mong muốn. Cả hai phương pháp này sẽ biến đổi tới khoảng 300.000 mẫu gen thực vật.

Với kỹ thuật di truyền hiện đại (hay còn gọi là công nghệ biến đổi gen - công nghệ sinh học), các nhà khoa học chỉ cần lựa chọn và biến đổi từ 1-3 mẫu gen cần thiết để gieo trồng một giống cây với các đặc điểm, tính trạng tốt nhất. Kết quả: Ngô kháng được nhiều loài côn trùng, đu đủ kháng được bệnh dịch và đậu nành có thể chống chịu được hạn hán. Bên cạnh đó, kỹ thuật di truyền không chỉ giới hạn để tạo ra giống cây trồng - thực phẩm. Insulin vốn trước đây được tạo ra từ tử thi người hay tuyến tuỵ của lợn, thì giờ với công nghệ di truyền giờ chúng ta đã có những loại insulin với chất lượng cao hơn.

Thực phẩm biến đổi gen nghèo dinh dưỡng

Kỹ thuật di truyền chủ yếu tập trung vào việc giảm lượng thuốc trừ sâu phun lên cây trong suốt quá trình canh tác và chống chịu thuốc trừ cỏ, từ đó cải thiện sản lượng thu hoạch cho người nông dân. Những biến đổi gen nhờ kỹ thuật di truyền không gây ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm biến đổi gen có hàm lượng dinh dưỡng giống với những phiên bản truyền thống của chúng.

Ăn phải thực phẩm biến đổi gen, gen của chúng ta cũng biến đổi theo

Quá sai lầm! Thực phẩm nào cũng vậy, protein trong nó dù có biến đổi gen hay không cũng không hề có chút ảnh hưởng gì đến bộ ADN. Lý do là bởi enzyme đã phá vỡ ADN trong ruột bạn và khiến nó không còn chức năng tác dụng gì nữa. Trên thực tế, khi một giống cây trồng được xử lý xuống chỉ còn đường (củ cải đường, ngô) hoặc tinh dầu (ngô, đậu nành, dầu hạt cải, bông) thì không còn protein nữa. Không protein đồng nghĩa là không ADN.

Sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Kỹ thuật di truyền thực sự đang mang lại nhiều điều tốt cho hành tinh này hơn là sử dụng các phương pháp canh tác thông thường. Chẳng hạn, khi cây trồng biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh, người nông dân không cần phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu. Tương tự, các loại giống cây được thiết kế để thích ứng tốt hơn với các thay đổi của môi trường (như hạn hán, bệnh dịch và nấm mốc) và vì thế giảm bớt nhu cầu phải phá rừng trồng nông nghiệp.

Mặc dù báo cáo mới nhất của Viện Hàn lâm khoa học, kỹ thuật và y khoa Hoa Kỳ đã kết luận: Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người của thực phẩm biến đổi gen. Các cơ quản quản lý chính sách và quy định cần phải tiếp tục đánh giá các loại giống và thành phần biến đổi gen để tiếp tục khẳng định chúng an toàn. Tại Hoa Kỳ, đang có 3 đơn vị chủ quản, EPA (đánh giá các loại cây trồng biến đổi gen an toàn với môi trường), USDA (xem xét và đánh giá loại cây trồng nào an toàn để canh tác) và FDA (đánh giá loại giống cây nào an toàn để sử dụng làm thực phẩm). Cả 3 cơ quan này đang giữ vai trò kiểm định và đảm bảo những giống cây trồng khi được sử dụng làm ra thực phẩm có mặt trên thị trường là an toàn để sử dụng.

Một điều luật mới được thông qua vào tháng 7/2016 đã yêu cầu các nhà sản xuất phải thông báo với người tiêu dùng về các thành phần biến đổi gen để có thể giúp những ai vẫn còn lo lắng về biến đổi gen hoặc đơn giản muốn biết về các thành phần biến đổi gen cụ thể trong thực phẩm của mình. Dự luật yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng 1 trong 3 phương thức để thông báo với khách hàng khi có thành phần biến đổi gen trong các sản phẩm: Có thể in thông tin trên bao bì, chỉ dẫn ở website hoặc số điện thoại; hoặc mã QR. Dự luật sẽ có hiệu lực vào năm 2018 tại Hoa Kỳ.

Nguồn: baocongthuong.com.vn 

Send Print  Back
The news brought
Các loại bệnh tật ẩn chứa đằng sau những nếp nhăn trên khuôn mặt 12/21/2016
Bí quyết dưỡng sinh phòng bệnh mùa thu 12/21/2016
Người bị da khô vào mùa lạnh nên ăn gì? 12/21/2016
Những thực phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu 12/21/2016
Cam thảo nam giải độc, lợi tiểu 12/21/2016
Những phụ gia thực phẩm cần cảnh giác 12/21/2016
Bài thuốc chữa nha chu viêm 12/21/2016
Quả sung với những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe ít người biết 12/21/2016
Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn? 12/21/2016
Những loại ung thư dễ chữa khỏi nhất 12/21/2016
Chế độ ăn cho người suy thận 12/21/2016
Những yếu tố gây hại cho sức khỏe từ môi trường sống 12/21/2016
Những thực phẩm chống ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả 12/21/2016
Chất béo có thực sự là kẻ thù của cơ thể? 12/21/2016
Những sai lầm nghiêm trọng của mẹ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài 12/21/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120368885 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn