Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu quy trình tổng hợp thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng Lansoprazole và Esomeprazole 8:46 AM,5/25/2017

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng theo y học hiện đại, là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: chế độ ăn uống, do thuốc, stress trong đời sống…Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng dạ dày, viêm teo niêm mạc, thậm chí bệnh nặng có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng trong các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bệnh chiếm khoảng 30%, đứng đầu các bệnh về tiêu hóa.

Nhóm thuốc ức chế bơm proton là thuốc được dùng phổ biến, có hiệu quả cao trong điều trị bệnh loét dạ dày, tá tràng hiện nay. Các thuốc ức chế bơm proton gồm Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol và Esomeprazol. Chúng ức chế bài tiết axit dịch vị do ức chế hệ thống enzym H+/K+- ATPase (“bơm proton”) của tế bào thành dạ dày. Các thuốc này là những “tiền thuốc”, không có hoạt tính ở pH trung tính. Ở tế bào thành dạ dày (pH axit), chúng được chuyển thành các chất có hoạt tính, gắn vào bơm proton, ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm này. Do đó, các thuốc ức chế bơm proton làm giảm bài tiết axit do bất kỳ nguyên nhân gì vì đây là giai đoạn cuối cùng của sự bài tiết axit. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội tại của dạ dày. Thuốc có tác dụng khá dài.

Các nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy đây là liệu pháp hiệu quả nhất trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng trào ngược thực quản. Các thuốc ức chế bơm proton điều trị có hiệu quả trong loét dạ dày và tá tràng, gây liền sẹo đến 95% trong vòng 8 tuần, dùng phối hợp với kháng sinh để tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.

Lansoprazole được hãng dược phẩm Novartis đưa ra thị trường năm 1995 với tên thương mại là Prevacid. Lansoprazole  đã hết hạn bản quyền cuối năm 2009 và được bán nhiều  ở các dạng thuốc generic. Omeprazole là thuốc ức chế bơm proton đầu tiên do Astra đưa ra thị trường năm 1988 dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Esomeprazole là đồng phân quang học S của Omeprazole, do hãng dược phẩm Astra đưa ra thị trường năm 2001 với tên Nexium, để thay thế cho Omeprazole. Các nghiên cứu khoa học của AstraZeneca cho thấy đồng phân dạng (S) của Omeprazole có hiệu quả hơn đồng phân dạng (R) trong quá trình điều khiển tiết acid ở dạ dày, có hiệu quả điều trị tốt hơn Omeprazole. Đây là một trong các thuốc có doanh số cao trên thị trường hiện nay.

Trong khuôn khổ đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 7 hướng ưu tiên, “Nghiên cứu quy trình tổng hợp thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng Lansoprazole và Esomeprazole” thuộc hướng Đa dạng sinh học và Các chất có hoạt tính sinh học, TS Lê Nguyễn Thành và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc, Viện Hóa sinh biển, đã nghiên cứu tổng hợp thành công Lansoprazole và Esomeprazole trên quy mô phòng thí nghiệm. Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp VAST đánh giá xếp loại xuất sắc tại phiên họp nghiệm thu ngày 17/8/2016.

Lansoprazole được tổng hợp qua 2 bước từ 2-mercaptobenzimidazole và hợp chất 2-(chloromethyl)-3-methyl-4-(2,2,2-trifluoroethoxy)pyridine hydrochloride với hiệu suất phản ứng 86%, hiệu suất tinh chế đạt 79%, thu được 60 g Esomeprazole được tổng hợp qua 2 bước từ hợp chất 2-mercapto-5-methoxy-benzimidazole (4) và hợp chất 2-chloromethyl-3,5-dimethyl-4-methoxy-pyridine hydrochloride (5) với hiệu suất phản ứng 62,7%, hiệu suất chuyển sang dạng muối esomeprazole magnesium trihydrate đạt 74,5%, thu được 58 g esomeprazole magnesium trihydrate. Sản phẩm trung gian và sản phẩm lansoprazole, esomeprazole được chứng minh cấu trúc bằng các phương pháp phổ NMR, MS.g sản phẩm lansoprazole.

Sản phẩm Lansoprazole và Esomeprazole magnesium trihydrate được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP 36 và BP2013 và đều đạt các chỉ tiêu thử về định tính và định lượng. Ngoài ra, sản phẩm Lansoprazole và Esomeprazole magnesium trihydrate cũng được thử nghiệm về độc tính cấp tại Viện Công nghệ sinh học và đạt các yêu cầu đề ra.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trong việc tổng hợp các thuốc ức chế bơm proton, dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Quy trình tổng hợp có hiệu suất cao, tương đương với các quy trình được báo cáo trên thế giới. Quy trình tổng hợp các thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng Lansoprazole và Esomeprazole là cơ sở khoa học, có thể được nghiên cứu tiếp trên quy mô pilot để ứng dụng sản xuất nguyên liệu thuốc.

Nguồn tin: TS. Lê Nguyễn Thành, Viện Hóa sinh biển

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu thực trạng suy tuyến giáp trên bà mẹ mang thai 5/23/2017
Khớp háng nhân tạo toàn phần 4/3/2017
Ghép tạng thành công, cứu sống 4 người từ một trường hợp chết não hiến tạng 3/31/2017
Giải Nobel Y học cho phát hiện về cơ chế "tự ăn" của tế bào 12/23/2016
Vai trò bắt buộc của chính phủ 12/23/2016
Lưu ý cho người muốn tránh sỏi thận 12/23/2016
Trẻ bị ho có nên kiêng ăn thịt gà và tôm? 12/23/2016
Những hiểu lầm thường gặp về thực phẩm biến đổi gen 12/21/2016
Các loại bệnh tật ẩn chứa đằng sau những nếp nhăn trên khuôn mặt 12/21/2016
Bí quyết dưỡng sinh phòng bệnh mùa thu 12/21/2016
Người bị da khô vào mùa lạnh nên ăn gì? 12/21/2016
Những thực phẩm giúp cải thiện tuần hoàn máu 12/21/2016
Cam thảo nam giải độc, lợi tiểu 12/21/2016
Những phụ gia thực phẩm cần cảnh giác 12/21/2016
Bài thuốc chữa nha chu viêm 12/21/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120318426 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn