Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu sản xuất enzym tái tổ hợp: Hạn chế nguồn nhập khẩu 2:53 PM,7/14/2017

Việc đẩy mạnh nghiên cứu tạo enzym tái tổ hợp ứng dụng trong chăn nuôi của Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) không chỉ góp phần thay thế enzym nhập khẩu, mà còn hứa hẹn nâng cao hiệu quả khai thác đa dạng di truyền vi sinh vật tại Việt Nam.

Theo PGS-TS. Lê Đức Mạnh - Viện trưởng, Viện Công nghiệp thực phẩm - các enzym, phytase, xylanase, glucanase, cellulase… đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong đó, phytase có giá trị cao nhất và chiếm tới 50% tổng giá trị enzym chăn nuôi. Enzym bổ sung trong khẩu phần ăn của vật nuôi giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn và giảm ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam lại đang phụ thuộc hoàn toàn vào enzym nhập khẩu, phần lớn trong số đó là enzym tái tổ hợp.

Trước thực tế đó, Bộ Công Thương đã giao Viện Công nghiệp thực phẩm thực hiện 2 đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzym phytase tái tổ hợp từ nấm men”; “Nghiên cứu công nghệ sản xuất xylanase tái tổ hợp và ứng dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi”. 2 đề tài này thuộc Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến”. Viện cũng được chọn thực hiện dự án đối tác của Đại sứ quán Thụy Điển: Thiết kế các enzym mới thủy phân lignocellulose phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi và cồn nhiên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ đó, Viện Công nghiệp thực phẩm đã phát huy tối đa khai thác thế mạnh về đa dạng vi sinh vật tại Việt Nam, để tạo ra những enzym tái tổ hợp mới có khả năng ứng dụng trong chăn nuôi. Theo đó, nấm men Pichia pastoris được lựa chọn do tính bền vững di truyền, khả năng phát triển trên môi trường khoáng rẻ tiền, phù hợp với sản xuất công nghiệp. Hiện, chủng nấm men Pichia pastoris tái tổ hợp đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Nhằm tìm kiếm các enzym, xylanase, cellulase mới có khả năng ứng dụng trong chăn nuôi, Viện Công nghiệp thực phẩm đã tiến hành sàng lọc 1.100 chủng vi nấm phân lập từ các mẫu xác thực vật phân hủy tại các tỉnh phía Bắc. Những chủng có hoạt tính thủy phân lignocellulose cao (36 chủng) được nghiên cứu sâu về phổ enzym tạo thành và khả năng thủy phân bột rơm. Hiện, Viện đã tạo được 2 xylanase tái tổ hợp đáp ứng các tiêu chí cơ bản của enzym chăn nuôi. Quy trình sản xuất xylanase tái tổ hợp đang được nghiên cứu thực hiện ở quy mô pilot.

Cùng với thành công sản xuất enzym tái tổ hợp mới có khả năng ứng dụng trong chăn nuôi, thời gian qua, Viện còn được đánh giá cao trong nghiên cứu sản xuất cà phê bằng phương pháp ướt có sử dụng enzym, hay sản xuất một số thực phẩm chức năng từ đậu tương… Theo PGS-TS Lê Đức Mạnh, để có được kết quả đó, những năm qua, Viện Công nghiệp thực phẩm đã tập trung đầu tư, nâng cao năng lực về con người và cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo quản và chế biến các sản phẩm thực phẩm. Viện cũng rất chú trọng nâng cao đời sống các nhà khoa học, qua đó giúp họ yên tâm nghiên cứu sáng tạo. Chính vì vậy, hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt.

Nguồn: Báo Công thương


Send Print  Back
The news brought
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê 7/13/2017
Bắc Kạn: Kiểm tra mô hình trồng cam Xã Đoài tại huyện Na Rì 7/11/2017
Hải Phòng: Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể sản xuất giống nấm 7/6/2017
Khởi nghiệp với nghề chế tạo máy nông nghiệp 7/6/2017
Ứng dụng khoa học và công nghệ giúp nâng cao chất lượng 'vàng trắng' 7/6/2017
Nghiên cứu chuyển gen nâng cao tính chịu hạn vào một số dòng ngô bố mẹ đang được áp dụng trong sản xuất 7/3/2017
5 tấn xoài đầu tiên của tỉnh Sơn La được chiếu xạ xuất khẩu sang Úc 7/3/2017
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiên tiến trong xử lý và bảo quản nho, táo đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm 6/30/2017
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, phân giải lân, tổng hợp IAA từ cây lúa 6/23/2017
Xây dựng hệ thống sinh thái in vitro ở một số giống lúa chủ lực trong sản xuất ở Việt Nam 6/23/2017
Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới 6/23/2017
Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép 6/23/2017
Ảnh hưởng của dung môi đến khả năng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam 6/23/2017
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu liên quan đến khả năng chịu hạn của một số giống lily nhập nội 6/23/2017
Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm sau thu hoạch ở ĐBSCL 6/23/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120316852 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn