Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Neodymium có thể sẽ là chìa khóa mở ra tương lai cho Internet lượng tử 2:29 CH,07/09/2017

Bit, đơn vị thông tin điện tử cơ bản nhất kể từ khi ngành công nghệ thông tin ra đời. Một bit luôn chỉ mang ý nghĩa hoặc là có (1), hoặc là không (0). Bởi vậy mà việc lưu trữ dữ liệu dưới dạng bit hết sức đơn giản, và ngày nay chúng ta đang lưu trữ các bit bằng các transistor với kích cỡ nhỏ chỉ bằng nguyên tử mà thôi.

Tuy nhiên, kẻ dẫn dầu trong cuộc đua về thông tin, lại là lượng tử. Trong thế giới của máy tính lượng tử, đơn vị thông tin cơ bản nhất đã biến đổi. Tại đây, bit trở thành qubit. Qubit không mang trạng thái rõ ràng là 1 hay 0, mà là cả hai cùng một lúc. Bởi vậy mà qubit có khả năng lưu trữ được lượng thông tin lớn hơn rất rất nhiều. Tuy nhiên vì qubit lưu trữ thông tin trong trạng thái lượng tử, mà chỉ một biến động nhỏ cũng có thể khiến cho dữ liệu bị tổn hại hoàn toàn. Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn đang hết sức "điên đầu" để tạo ra một bộ nhớ lượng tử bền vững và đáng tin cậy.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Caltech đã phát triển một phương pháp lưu trữ dữ liệu lượng tử mới, hiệu quả hơn và gọn nhẹ hơn các phương pháp truyền thống rất nhiều. Phương pháp này dựa trên cơ sở lưu trữ ánh sáng bên trong các tinh thể được làm từ một kim loại hiếm trên trái đất mang tên neodymium. Nghiên cứu này nhiều khả năng sẽ mở ra bước tiến mới trong việc phát triển khả năng truyền dẫn thông tin lượng tử, cũng như trong mạng Internet lượng tử sau này.

Qubit có thể được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau của vật chất dạng hạt, mà trong đó các nhà khoa học nghiên cứu chủ yếu là hạt photon. Photon là loại hạt cơ bản của lực điện từ (ánh sáng, dòng điện), đồng thời có khả năng giữ được sự ổn định kể cả khi di chuyển trong quãng đường dài. Nhờ vậy, lưu trữ dữ liệu qubit dưới dạng photon có lợi thế rất lớn so với các dạng lưu trữ khác.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng photon chính là ở kích cỡ của thiết bị. Và đó là điều mà các nhà nghiên cứu tại Caltech đang hướng tới - khi mà các hệ thống từ trước đến nay có khả năng lưu trữ thông tin lượng tử đều có kích thước quá lớn. Bởi lẽ thế giới của công nghệ thông tin giờ đây đang ngày một thu nhỏ lại.

Tinh thể có thể được xem như là nơi lý tưởng nhất để lưu trữ các photon. Ý tưởng cơ bản của phương pháp này là kết hợp sự cộng hưởng tự nhiên của tinh thể với tần số của các hạt ánh sáng được lưu trữ bên trong tinh thể đó. Nhóm nghiên cứu đang cố gắng hết sức để có thể tăng hiệu quả của hệ thống cũng như của quá trình quay phân cực qubit.

"Phương pháp này cho phép chúng ta thiết kế ra được một hệ thống vật chất-ánh sáng lượng tử, với những ưu thế lưu trữ và chuẩn bị bộ nhớ lượng tử nhanh chóng và hiệu quả hơn" - ông Faraon, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ trong báo cáo.

Với việc có thể tạo ra các thiết bị lưu trữ lượng tử ở kích cỡ nhỏ như thế này, chúng ta có thể tưởng tượng đến một thế giới của máy tính lượng tử và mạng Internet lượng tử, cho phép một lượng rất lớn dữ liệu lưu thông trong đó đến các máy tính khác nhau trên toàn thế giới, một cách hết sức an toàn - nhờ vào tính chất bảo mật cao của lượng tử.

Nguồn: Theo Trí thức trẻ, ngày 5/9/2017.

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Các cuộc tấn công ransomware tăng trưởng chóng mặt tại Việt Nam 04/09/2017
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Hướng tới điện tử hóa 01/09/2017
Triển lãm quốc tế duy nhất về an ninh quốc phòng tại Việt Nam 01/09/2017
Cáp APG và AAG khác nhau như thế nào? 01/09/2017
Hệ thống “Holodeck” để nghiên cứu chức năng não bộ động vật 29/08/2017
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại ngày hội khởi nghiệp Startup Day 2017 29/08/2017
Startup Việt sôi động và bùng nổ trong ngày hội Startup Day 2017 29/08/2017
Vroom - công cụ tăng tốc độ tải thông tin trên thiết bị di động 28/08/2017
Diễn đàn về Công nghệ Thông minh trong ngành tự động hóa 28/08/2017
Hội thảo khoa học về Phát triển công nghệ thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0 và Kết nối doanh nghiệp 28/08/2017
Lần đầu tiên Ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội thảo về công nghiệp thông minh 28/08/2017
Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia 28/08/2017
Nhận diện thông tin trên mạng internet thông qua việc quản lý, sử dụng tên miền 25/08/2017
Đừng để mất cơ hội đầu tư vì thiếu kế hoạch kinh doanh 24/08/2017
Wifi hồng ngoại truyền 112 GB mỗi giây 24/08/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 121184653 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn