Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Việt Nam sẽ có Trung tâm KHCN hạt nhân 4:51 CH,11/09/2017

Theo Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trước năm 2025, Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.

Trung tâm nghiên cứu mới sẽ giúp Việt Nam có điều kiện triển khai thực hiện các nghiên cứu hiện đại, thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân quốc gia.

Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên bang Nga, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nga dành cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD), gồm hai hợp phần dự án tại Đà Lạt và Hà Nội. 

Được biết, trước đó LB Nga và Việt Nam đã ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam vào năm 2011 và ký thỏa thuận khung vào năm 2014.

Trọng tâm dự án là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, có công suất dự kiến khoảng 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Việc xây dựng Trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ lâu dài để tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới sự tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.

Theo ông Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trong dự án điện hạt nhân, do công nghệ đã được chuẩn hóa, nên việc khó nhất chính là xây dựng, thiết kế lò hạt nhân sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế. Ông Trần Chí Thành khẳng định, trong 50-60 năm phát triển ngành nguyên tử, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với lò nghiên cứu. Lò hạt nhân nghiên cứu là an toàn, và trước năm 2025 sẽ đưa vào vận hành.

Ngoài đạt được mục tiêu phục vụ nghiên cứu, lò hạt nhân còn phải sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế. Hiện nay, lò hạt nhân ở Đà Lạt mới đáp ứng được 30% đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện ở Việt Nam. Khi lò mới này hoạt động có thể đáp ứng 100% lượng đồng vị phóng xạ cho y tế.

Nguồn: Báo Dân Việt, ngày 5/9/2017.

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Nhà máy năng lượng hạt nhân sử dụng thorium đầu tiên tại Châu Âu đã được kích hoạt sau hơn 40 năm 01/09/2017
Hà Tĩnh: Xây dựng thành công mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm 10/08/2017
Nghiên cứu ra hợp chất mới giúp biến CO2 thành năng lượng sạch 02/08/2017
Cửa sổ thông minh tự làm mờ sử dụng năng lượng mặt trời 27/07/2017
Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Viết tiếp bản hùng ca 14/07/2017
Trong tương lai gần, Việt Nam vẫn cần nhiệt điện than 14/07/2017
Giàn nén khí mỏ Rồng – Đồi Mồi đạt mốc sản lượng 2 tỷ m3 khí 14/07/2017
Thủy điện Thác Mơ mở rộng chính thức hòa lưới 14/07/2017
Nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến... năng lượng tái tạo 13/07/2017
TP. HCM triển khai lắp đèn LED nơi công cộng, học đường 13/07/2017
Tận dụng nước thải để... phát điện 13/07/2017
Chế tạo thành công miếng dán giúp chuyển mồ hôi thành năng lượng 13/07/2017
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Thời cơ đã đến 13/07/2017
Chế tạo sơn năng lượng mặt trời hấp thụ hơi nước tạo ra năng lượng 29/06/2017
Mỹ tạo ánh sáng mạnh gấp một tỷ lần Mặt trời 29/06/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120605028 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn