Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ưu tiên phát triển công nghệ cao 2:40 CH,20/09/2017

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết. Nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ chính là “chìa khóa” để phát triển ngành năng lượng.

Giải pháp then chốt

Tại Diễn đàn Công nghệ và năng lượng Việt Nam 2017 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Nước ta đã chuyển từ xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng; cung - cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. “Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, vấn đề then chốt là làm chủ công nghệ để từng bước nội địa hóa công nghệ, thiết bị, tránh phụ thuộc vào nhập khẩu” - Thứ trưởng Trần Văn Tùng khẳng định.

Ông Kiều Kim Trúc - Phó Ban Khoa học công nghệ thông tin và Chiến lược phát triển (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam -TKV) - cho biết: Theo điều chỉnh Quy hoạch Phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu than năm 2017 là 55,2 triệu tấn, năm 2020 là 86,4 triệu tấn, từ năm 2025 - 2030 khoảng 120 - 150 triệu tấn. Trong khi đó, điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn do phải đào sâu hơn, xa hơn; tăng tai biến địa chất, áp lực mỏ, tăng khí độc hại và nước mỏ; chi phí khai thác, suất đầu tư tăng cao… đòi hỏi cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới như tự động hóa nhằm tăng năng suất, giảm thiểu chi phí và nguồn nhân lực.

Theo ông Đỗ Mạnh Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty Scheneider Electric Việt Nam- cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tiết giảm khoảng 30% năng lượng đang sử dụng không hiệu quả. Tuy nhiên, những công nghệ tiên tiến như áp dụng cảm biến thông minh, IoT vào giúp tiết kiệm năng lượng hầu như vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay, trong Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xác định chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo thiết bị nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất trung bình và lớn; nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, cũng như nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong các khâu sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng. Trên cơ sở đó, Bộ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu trọng điểm nhằm giải quyết các bài toán công nghệ ngành năng lượng.

Thời gian tới, ngành than tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng cơ khí phù hợp với các dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm tăng cường nội địa hóa sản phẩm và giảm nhập khẩu, dần tiến tới tự chủ sản xuất một số thiết bị, công nghệ chính phục vụ sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện để các nhà khoa học chủ động nghiên cứu, đề xuất với TKV các nhiệm vụ khoa học, công nghệ thiết thực, có tính ứng dụng cao trong thực tế theo hướng tự động hóa, thông minh hóa.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi trên cơ sở đề xuất của các đơn vị cần vốn đổi mới công nghệ, thiết bị để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ như: Miễn giảm thuế nhập khẩu cho các dây chuyền công nghệ, các thiết bị góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác trong ngành năng lượng, giúp tiết kiệm năng lượng… 

Nguồn: Báo Công thương              

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Sắp có nhiên liệu sạch làm từ ánh sáng và chất béo 18/09/2017
EVN đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải và có dự phòng 15/09/2017
Điện lực Hà Nam: Đáp ứng đủ điện cho phát triển công nghiệp 15/09/2017
Mặt trời đang phát ra bức xạ mạnh nhất từ trước đến nay 15/09/2017
Điều chỉnh hệ thống sản xuất “khí tổng hợp” từ CO2 14/09/2017
Australia gia hạn thời gian ban hành Báo cáo về điều tra CBPG tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam 13/09/2017
Nhà máy Alumin Nhân Cơ: Tiêu thụ gần 70 ngàn tấn trong tháng 8 12/09/2017
Đưa mức tồn kho than dưới 6 triệu tấn trong năm 2018 12/09/2017
Năng lượng tái tạo, giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp 12/09/2017
Việt Nam sẽ có Trung tâm KHCN hạt nhân 11/09/2017
Nhà máy năng lượng hạt nhân sử dụng thorium đầu tiên tại Châu Âu đã được kích hoạt sau hơn 40 năm 01/09/2017
Hà Tĩnh: Xây dựng thành công mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm 10/08/2017
Nghiên cứu ra hợp chất mới giúp biến CO2 thành năng lượng sạch 02/08/2017
Cửa sổ thông minh tự làm mờ sử dụng năng lượng mặt trời 27/07/2017
Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Viết tiếp bản hùng ca 14/07/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120592312 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn