Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tên lửa siêu siêu âm sẽ khơi mào Thế chiến 3? 10:52 SA,16/10/2017

Mỹ, Nga và Trung Quốc đang chạy đua phát triển tên lửa vận tốc từ 6.125km/h trở lên. Các nước châu Âu, Nhật, Úc và Ấn Độ cũng nhăm nhe chế tạo nó. Tên lửa này "siêu" ra sao?

Viện nghiên cứu chiến lược RAND (Mỹ) vừa công bố báo cáo cho rằng việc các nước chạy đua chế tạo tên lửa thế hệ mới có khả năng đạt vận tốc siêu siêu âm, còn gọi là cực siêu âm (hypersonic), có thể khơi mào cho Chiến tranh Thế giới lần thứ 3.

Việc phổ biến loại vũ khí tối tân này không chỉ gây hiểm họa cho các quốc gia nhỏ mà cả các cường quốc trong một cuộc chiến tranh chiến lược.

Bản báo cáo cũng đề xuất các cường quốc và cộng đồng thế giới nên cùng phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất cũng như cấm xuất khẩu loại tên lửa này.

Cuộc chạy đua giữa các quốc gia

Tốc độ siêu siêu âm là vận tốc từ 6.125km/h trở lên, vận tốc dưới ngưỡng này gọi là siêu âm (supersonic).

Theo FlightGlobal, Mỹ hiện đang triển khai chương trình Vũ khí tấn công tốc độ cao, dự kiến sẽ đưa loại tên lửa tấn công có khả năng đạt đến vận tốc 6.000km/h ra thử nghiệm vào năm 2019 và sẽ trang bị cho quân đội vào các năm sau đó.

Nga và Trung Quốc cũng đang chạy đua phát triển loại tên lửa này nhằm chiếm ưu thế chiến lược về quân sự.

Ngoài ra, các nước châu Âu, Nhật, Úc và Ấn Độ cũng đang ráo riết nghiên cứu chế tạo loại tên lửa thế hệ mới này, theo MailOnline.

Các tên lửa siêu siêu âm đang thử nghiệm đạt được vận tốc cao nhờ vào cơ chế tạo lực đẩy bằng động cơ phản lực dòng thẳng, còn gọi là động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scramjet engine).

Loại động cơ này cần phải có tốc độ ban đầu cao mới có thể nạp đủ lượng không khí và nhiên liệu để hoạt động. Nó chỉ vận hành hiệu quả trong điều kiện tốc độ cao và mật độ không khí loãng.

Do đó, nó phải được phóng lên bằng một hỏa tiễn thông thường lên thượng tầng khí quyển trái đất rồi mới bắt đầu hoạt động để đạt đến tốc độ siêu siêu âm. Vì vậy, chúng không thích hợp để gắn lên các loại tên lửa quy ước hay máy bay phản lực

Nguy cơ chiến tranh

Hiện nay, các tên lửa đạn đạo thông thường mang đầu đạn chứa chất nổ quân dụng hoặc hạt nhân, chỉ đạt được vận tốc siêu siêu âm khi bắt đầu đâm xuống mục tiêu.

Khi phóng lên, chúng sẽ bay theo đạn đạo hình vòng cung, đỉnh điểm của độ cao nhất là ngoài bầu khí quyển trái đất, sau đó chúng hạ dần độ cao trở vào bầu khí quyển. Thời điểm này tên lửa sẽ đạt đến vận tốc siêu siêu âm.

Nhưng với phương thức này, tên lửa không thể linh hoạt thay đổi quỹ đạo hoặc có thể điều khiển từ xa như loại tên lửa sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng.

Tên lửa siêu siêu âm thế hệ mới có ưu điểm là nhỏ gọn hơn, có thể điều khiển từ xa, cơ cấu thuốc nổ chứa trong đầu đạn có thể điều chỉnh tùy theo yêu cầu chiến thuật từng thời điểm.

Một lợi thế rất lớn khác là chúng có thể thay đổi đường bay rất linh hoạt để tránh né tên lửa phòng thủ của đối phương.

Báo cáo của RAND nhận định rằng quốc gia nào sở hữu được loại tên lửa này sẽ có ưu thế chiến thuật và chiến lược rất lớn.

Do đó, họ sẵn sàng tấn công phủ đầu đối phương bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vì biết chắc kẻ thù không có đủ thời gian phản ứng và hiện chưa có giải pháp nào có thể chống đỡ một cách hiệu quả.

Vì thế, nguy cơ khơi mào cho Thế chiến thứ 3 sử dụng toàn vũ khí hạt nhân là rất lớn.

Nguồn: khoahoc.tv

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Công nghệ biến đồ vật trong nhà thành điều khiển TV 13/10/2017
Các nhà khoa học chế tạo robot tiêu hóa được, nuốt vào là không cần "ra" 13/10/2017
Máy tạo nhiệt điện - năng lượng mặt trời có thể mặc được 12/10/2017
Công nghệ kiểm tra vân tay có thể biết được lịch sử sinh hoạt trong một tháng 12/10/2017
Vật liệu nano mới giúp sản xuất nhiên liệu hydro từ nước biển 12/10/2017
Các nhà khoa học có thể điều khiển thời tiết bằng tia laser 12/10/2017
Đột phá mới, lưu trữ ánh sáng dưới dạng sóng âm thanh 10/10/2017
Tấm màng khiến phòng mát lạnh mà không tốn tiền bật điều hòa 10/10/2017
Mẫu xe bay 200km với chỉ một lần sạc lấy cảm hứng từ xe đua F1 09/10/2017
Ghế tự phát hiện tài xế uống rượu 09/10/2017
Sợi carbon sản xuất điện năng 04/10/2017
Hệ thống bảng led điện tử chỉ dẫn và cảnh báo an toàn điều khiển từ xa cho các mỏ khai thác than hầm lò 29/09/2017
Công nghệ làm lạnh mới này sẽ sớm thay thế các loại máy điều hòa nhiệt độ, giảm được cả nhiệt độ smartphone bạn đang dùng 25/09/2017
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển cảm biến sinh học có thể “thở” trên da 22/09/2017
Trung Quốc nâng cấp vi mạch mới cho vệ tinh Bắc Đẩu-3 22/09/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 121184035 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn