Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Máy sấy thóc – giải pháp, sáng kiến của Khoa Cơ – Điện, Học viện nông nghiệp Việt Nam 10:12 SA,21/06/2018

Với mục đích tạo ra các thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ nông dân và hợp tác xã. Nhóm tác giả gồm ThS. Hoàng Xuân Anh, TS. Tống Ngọc Tuấn, ThS. Nguyễn Hữu Hưởng khoa Cơ - Điện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu thiết kế và chế tạo ra máy sấy thóc cơ động cỡ nhỏ.

Thông số kỹ thuật cơ bản của máy sấy thóc cơ động cỡ nhỏ:

-  Kích thước thùng sấy DxRxC = 1700mm x 1000mm x 1300mm, vật liệu chế tạo bằng thép trong lượng khoảng 150kg,

-  Thùng sấy được thiết kế dạng modun tháo lắp nhanh (khoảng 45 phút), khi cần thay đổi năng suất có thể số modun, hoặc thay đổi bề dầy lớp hạt ( bề dầy tối đa là 600mm)

-   Năng suất 500- 600kg/mẻ

-   Thời gian sấy 1 mẻ? 10h – 12 giờ

-  Trong quá trình sấy có đổi điều gió nên độ không đồng đều cao.

-  Nhiên liệu đốt có thể được tận dụng từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

Máy sấy thóc được tiến hành kiểm nghiệm thực tế tại Hợp tác xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Hợp tác xã Hương Ngải đánh giá cao về máy sấy thóc do có rất nhiều ưu điểm như chất lượng sản phẩm thóc sau khi sấy đạt chất lượng tốt, người sử dụng dễ dàng vận hành máy, máy phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của bà con nông dân, tính cơ động của máy cao, giá thành phù hợp, có thể tận dụng.

Máy được thiết kế và chế tạo trên cở sở sự kết hợp của các Bộ môn chuyên môn trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cơ sở ngoài Học viện. Hiện tại máy sấy thóc đang được sử dụng cho việc sấy thóc tại xã Hương Ngải. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu đã được giới thiệu trong chương trình "giải pháp - sáng kiến" trên kênh VTV2.

Nguồn: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Công nghệ chọn tạo giống cà chua chịu nóng, bước đột phá giúp phát triển cà chua tại Việt Nam 21/06/2018
Bảo quản quả tươi bằng màng sinh học tinh bột sắn 21/06/2018
Đi xem công nghệ 'độc đáo' ép phân lợn tươi thành… tiền 20/06/2018
Nghiên cứu chọn lọc các giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) thích ứng với điều kiện các tỉnh miền Trung 19/06/2018
Ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới 19/06/2018
Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu cao lanh và diatomit phục vụ sản xuất nông nghiệp 19/06/2018
Các tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long 18/06/2018
Nỗ lực tạo ra giống lúa mới có năng suất cao tại Brazil 18/06/2018
Nghiên cứu ứng dụng một số hóc môn sinh sản và xây dựng công thức lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Mã số đề tài: VAST.NĐP.13/15-16 14/06/2018
Bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học từ nano bạc và bột sắn 13/06/2018
TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi 08/06/2018
Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Colchicine đến khả năng tạo đa bội ở hành củ. 08/06/2018
Hệ thống thiết bị san phẳng điều khiển bằng kỹ thuật laser cho ứng dụng ở đồng ruộng tại Việt Nam 08/06/2018
Chế phẩm sinh học phòng trừ sâu khoang ăn tạp hại rau, đậu tại TP.HCM. 08/06/2018
Giải pháp công nghệ tạo đầu ra cho nông sản 06/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120381359 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn