Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi ngan V7, VS ở các tỉnh phía Bắc 10:13 SA,21/06/2018

Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã chọn tạo thành công dòng ngan V7(V71,V72) và VS(VS1,VS2) có năng suất, chất lượng cao hơn so với các dòng ngan hiện có. Trong quá trình chọn tạo 2 dòng ngan VS và V7, Trung tâm đã ứng dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ngan sinh sản theo chế độ dinh dưỡng. Kết quả về các chỉ tiêu năng suất đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu. Tuy vậy, một số vấn đề kỹ thuật còn tồn tại trong thực tế chăn nuôi ngan con như: Tại thời điểm 5-6 tuần tuổi, lúc ngan mọc lông vai, lông cánh thường sẩy ra hiện tượng mổ cắn, rứt lông nhau đặc biệt là lông đuôi và lông ống cánh gây thương tích, chảy máu đến 55-60%. Tỷ lệ ngan cụt lông đuôi và lông cánh tiên chiếm cao tới 15-18%/tổng đàn, giảm tỷ lệ chọn giống, giảm hiệu quả chăn nuôi.

Để các dòng ngan mới có giá trị kinh tế cao V7, VS được chuyển giao nhanh vào sản xuất, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số giải pháp công nghệ về chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y phòng bệnh, ấp trứng và xây dựng được các mô hình chăn nuôi ngan sinh sản, thương phẩm quy mô hàng hóa phù hợp với sinh thái các tỉnh miền Bắc. Vì thế, trong 2 năm 2015-2016, nhóm nghiên cứu tại Viện Chăn nuôi do TS. Nguyễn Thị Nga dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi ngan V7, VS ở các tỉnh phía Bắc”.

Đề tài đề ra mục tiêu hoàn thiện được hai quy trình kỹ thuật chăn nuôi ngan V7, VS sinh sản và thương phẩm, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế xã hội; Xây dựng được 6 mô hình nuôi ngan sinh sản quy mô 500 mái/mô hình và 10 mô hình nuôi ngan thương phẩm quy mô 500 - 1000 con/mô hình ở các vùng sinh thái.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:

- Đã hoàn thiện được 2 quy trình kỹ thuật chăn nuôi ngan V7, VS sinh sản và thương phẩm với nội dung hoàn thiện đạt được như sau:

+ Đối với ngan nuôi sinh sản

Nuôi ngan VS sinh sản ở giai đoạn ngan con, dò, hậu bị với các mức protein tương ứng 21% (1-4 tuần tuổi), 20% (5-8 tuần tuổi), 17% (9-12 tuần tuổi), 15% (13-21 tuần tuổi), 16% (22-24 tuần tuổi), 17% (25-27 tuần tuổi) đạt hiệu quả cao nhất so với quy trình cũ và của hãng:

Giảm tỷ lệ mổ cắn nhau so với quy trình cũ là 22,43%, tăng được tỷ lệ chọn lọc khi chuyển giai đoạn từ ngan con lên ngan dò, từ ngan hậu bị lên ngan sinh sản: đối với ngan trống là 4,08-7,37%, ngan mái là 1,03-1,31%.

Ở vụ Xuân hè khi rửa trứng ngan bẩn bằng dung dung dịch Cloramin B 2% trong 20 phút trước khi vào ấp cho kết quả ấp nở tốt nhất. Tỷ lệ nở loại 1/tổng trứng ấp là 83,2%, cao hơn so với không rửa (78,65%) là 5,78%, cao hơn so với rửa bằng dung dịch cloramin B trong 10 phút (74,19%) là 12,1%; tiền lãi /quả là 2.700 đồng so với trứng không được rửa hơn là 350 đồng (vượt 15,21%); cao hơn rửa bằng nước thông thường là 1040 đồng (vượt 62,54%).

Tăng tổng sản phẩm tạo ra: Số ngan con loại 1 bình quân/mái nở ra là 121,72 con, cao hơn quy trình cũ 16,96 con (tăng 16,19%).

+ Đối với ngan thịt thương phẩm

Đã đưa ra được khẩu phần ăn mới sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương ở các giai đoạn tuổi: 1-4 tuần tuổi: 48% thức ăn đậm đặc, 50%, ngô, 2% dầu ăn; giai đoạn 5-8 tuần tuổi: 32% thức ăn đậm đặc, 55%, ngô, 13% thóc; giai đoạn 9-11 tuần tuổi: 23,7% thức ăn đậm đặc, 63%, ngô, 13,3% thóc, đã giảm 643 đồng/con so với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh(giảm 6,53%). Đàn ngan đạt các chỉ tiêu về năng suất chất lượng

- Đã xây dựng được 6 mô hình nuôi ngan sinh sản áp dụng quy trình mới nghiên cứu với số lượng 500 con mái + 150 trống/1 mô hình, kết quả đàn ngan sinh trưởng và sinh sản tốt.

- Đã xây dựng được 10 mô hình ngan thịt thương phẩm với số lượng 500 con/1 mô hình áp dụng nuôi theo quy trình mới đã cho kết quả tốt.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13564) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI
Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Máy sấy thóc – giải pháp, sáng kiến của Khoa Cơ – Điện, Học viện nông nghiệp Việt Nam 21/06/2018
Công nghệ chọn tạo giống cà chua chịu nóng, bước đột phá giúp phát triển cà chua tại Việt Nam 21/06/2018
Bảo quản quả tươi bằng màng sinh học tinh bột sắn 21/06/2018
Đi xem công nghệ 'độc đáo' ép phân lợn tươi thành… tiền 20/06/2018
Nghiên cứu chọn lọc các giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) thích ứng với điều kiện các tỉnh miền Trung 19/06/2018
Ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới 19/06/2018
Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu cao lanh và diatomit phục vụ sản xuất nông nghiệp 19/06/2018
Các tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long 18/06/2018
Nỗ lực tạo ra giống lúa mới có năng suất cao tại Brazil 18/06/2018
Nghiên cứu ứng dụng một số hóc môn sinh sản và xây dựng công thức lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Mã số đề tài: VAST.NĐP.13/15-16 14/06/2018
Bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học từ nano bạc và bột sắn 13/06/2018
TP Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ gene trong chọn tạo giống vật nuôi 08/06/2018
Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Colchicine đến khả năng tạo đa bội ở hành củ. 08/06/2018
Hệ thống thiết bị san phẳng điều khiển bằng kỹ thuật laser cho ứng dụng ở đồng ruộng tại Việt Nam 08/06/2018
Chế phẩm sinh học phòng trừ sâu khoang ăn tạp hại rau, đậu tại TP.HCM. 08/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120377640 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn