Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Rễ cây cối xay là bộ phận có hoạt tính sinh học cao 3:26 CH,23/07/2018

Nhóm nghiên cứu Vũ Thị Bạch Phượng, Hoàng Thị Thanh Minh, Phạm Thị Ánh Hồng, Quách Ngô Diễm Phương, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM đã khảo sát hoạt tính sinh học và nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ cây cối xay Abutilon indicum (L.)

Cối xay là cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh như sốt rét, hạ đường huyết và giang mai… Nhận thấy giá trị dược liệu của cây cối xay, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát hoạt tính sinh học và chủ động tạo nguồn nguyên liệu ổn định có hoạt tính cao.

Kết quả cho thấy khả năng kháng oxy hóa của rễ và thân cao hơn lá khi thực hiện phương pháp Yen và Duh. Mức độ gây độc tế bào của cao chiết ethanol rễ lên ấu trùng Artemia salina có giá trị LC50 37,04 µg/mL. Hoạt tính ức chế α-glucosidase và acetylcholinesterase của rễ cây cối xay cao hơn so với thân và lá. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã cảm ứng tạo rễ tơ cây cối xay thành công thông qua sự chuyển gene của vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834. Phần trăm cảm ứng tạo rễ tơ và số rễ tơ được tạo ra từ mẫu lá là cao nhất (86,66 % và 8,66 rễ). Kiểm tra sự chuyển gene rễ tơ bằng phương pháp PCR cho thấy gen rolB và rolC đã sát nhập vào bộ gene của cây cối xay.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh rễ cây cối xay là bộ phận có hoạt tính sinh học cao và cho thấy tiềm năng của việc sản xuất rễ tơ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sử dụng trong y dược.

Nguồn: KHPTO

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Chống thoái hóa gel tinh bột sắn 20/07/2018
Hoạt tính chống đông máu trong nọc rắn cạp nong 20/07/2018
Xác định các nguyên tố vi lượng quí trong hoa trà hoa vàng 20/07/2018
Dịch chiết của lá và nụ vối thể hiện hoạt tính kháng sinh tốt 20/07/2018
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc 19/07/2018
Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống và xây dựng mô hình trồng cây Đinh lăng lá nhỏ tại tỉnh Trà Vinh 12/07/2018
Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích một số chất nguy hại trong rượu Việt Nam (Mã số đề tài: VAST.CTG.05/15-16) 26/06/2018
Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học của cây bời lời nhớt (Litsea glutinosa) nhằm định hướng khai thác sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật này 26/06/2018
“Nghiên cứu công nghệ chiết xuất gelatin chất lượng cao từ vẩy cá biển bằng phương pháp sử dụng enzyme và dung dịch điện hóa hoạt hóa nhằm ứng dụng trong thực phẩm và y dược”. Mã số đề tài VAST.ĐLT.08/16-17. 26/06/2018
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính bảo vệ gan cây màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.) Mã số đề tài: VAST.ĐLT.09/16-17 26/06/2018
Điều tra, nghiên cứu các loài trong chi Nghệ (Curcuma L.) ở Tây Nguyên. Mã số đề tài: VAST 04.10/15-16. 26/06/2018
Phát hiện công dụng chữa lành vết thương của collagen trong vảy cá 26/06/2018
Dụng cụ quang hợp cho các tế bào nhân tạo 25/06/2018
Đuổi muỗi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường 22/06/2018
"Điều tra các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật rừng ngập mặn tại khu vực vịnh Hạ Long, khu vực vườn Quốc gia Cát Bà và vườn Quốc gia Bái Tử Long". Mã số nhiệm vụ: VAST.ĐTCB 01/16-17 14/06/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 121116103 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn