Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phương pháp hóa học mới để sản xuất nhựa cứng có khả năng phân hủy và tái chế 4:41 CH,04/08/2020

Các nhà hóa học ở MIT vừa tìm ra phương pháp mới để sản xuất ra một loại nhựa nhiệt cứng có khả năng phân hủy thành dạng bột sau khi hết vòng đời sản phẩm.

Nhựa nhiệt cứng là một trong hai loại nhựa chính, cùng với nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt dẻo bao gồm polyetylen và polypropylen, được sử dụng cho túi nhựa và các loại nhựa sử dụng một lần khác như giấy gói thực phẩm. Những vật liệu này được tạo ra bằng cách nung nóng các viên nhựa nhỏ cho đến khi chúng tan chảy, sau đó khuôn thành hình dạng mong muốn và để nguội. Nhựa nhiệt dẻo chiếm khoảng 75% sản lượng nhựa trên toàn thế giới, có thể được tái chế bằng cách nung nóng lại cho đến khi chúng trở thành chất lỏng, và khuôn lại thành sản phẩm mới.

Nhựa nhiệt cứng được chế tạo theo một quy trình tương tự, nhưng một khi chúng được làm lạnh từ chất lỏng thành chất rắn, rất khó để đưa chúng trở lại trạng thái lỏng. Bởi vì các liên kết hình thành giữa các phân tử polymer là các liên kết hóa học mạnh, gọi là liên kết cộng hóa trị, rất khó bị phá vỡ. Khi được làm nóng, nhựa nhiệt cứng thường sẽ cháy trước khi chúng có thể hóa lỏng để khuôn lại.

Nhựa nhiệt cứng có mặt trong nhiều sản phẩm cần sức bền và khả năng chịu nhiệt cao, như thân vỏ xe ô tô hoặc các thiết bị điện. Nhược điểm của các loại nhựa nhiệt cứng là thường không thể tái chế sau khi sử dụng do chúng có các liên kết hóa học mạnh hơn so với các vật liệu khác như nhựa nhiệt dẻo.

Trong một nghiên cứu, do Peyton Shieh là tác giả thứ nhất, công bố trên tạp chí Nature, các nhà hóa học MIT cho biết, họ đã tạo ra một loại nhựa nhiệt cứng (polydicyclopentadiene - pDCPD) phân hủy thành dạng bột sau khi hết vòng đời sản phẩm.

Trước đó, Peyton Shieh cùng các cộng sự đã nghiên cứu cách tạo ra các polymer có thể phân hủy để vận chuyển thuốc vào cơ thể, bằng cách kết hợp với các monomer (đơn vị cấu tạo nên polymer) có chứa một nhóm silyl ether. Monomer này được phân phối ngẫu nhiên trong toàn bộ vật liệu polymer và khi vật liệu tiếp xúc với axit, bazơ hoặc các ion như florua, liên kết silyl ether bị phá vỡ. Nghiên cứu đã được công bố trong một bài báo vào năm 2019.

Sử dụng chiến lược tương tự từ bài báo năm 2019, nhóm nghiên cứu đã thêm các monomer silyl ether vào chất lỏng trước khi đóng khuôn tạo thành pDCPD. Họ phát hiện ra rằng, nếu monomer silyl ether chiếm từ 7,5 đến 10% nguyên liệu tổng thể, pDCPD sau khi đã hóa cứng sẽ giữ được độ bền cơ học của nó nhưng có khả năng phân hủy thành dạng bột hòa tan khi tiếp xúc với các ion florua. "Chúng tôi có thể làm cho pDCPD phân hủy trong khi không làm tổn thương các tính chất cơ học hữu ích của nó," Jeremiah Johnson, tác giả chính của nghiên cứu, nói.

Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu tìm cách tái sử dụng bột pDCPD bị phân hủy bằng cách hòa tan bột trong dung dịch tiền chất được sử dụng để tạo ra nhựa pDCPD mới.

Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể áp dụng phương pháp này cho các loại hóa chất nhiệt khác và họ đang hy vọng thành lập một công ty để xin cấp phép và thương mại hóa công nghệ của mình.

Nguồn: http://news.mit.edu/2020/tough-thermoset-plastics-recyclable-0722

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Tìm ra công thức sản xuất protein nhân tạo 04/08/2020
Cả 4 thí sinh Việt Nam đều giành HCV Olympic Hoá học quốc tế 31/07/2020
TS Trần Thị Hồng Hạnh và phương pháp đánh giá chất lượng dược liệu bằng sắc ký "dấu vân tay" 23/06/2020
Làm chủ công nghệ chế tạo hệ thống điều khiển tự động thiết bị chiết xuất và cô đặc cao dược liệu 18/06/2020
Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm amoni 03/06/2020
Phát hiện enzyme 'đưa lối dẫn đường' SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào 15/05/2020
Tái tạo cấu trúc nCoV bằng nấm men 15/05/2020
ĐH Y Dược TPHCM nghiên cứu viên nang thảo dược hạ acid uric máu 07/05/2020
Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu lâm sàng thuốc HCQ điều trị COVID-19 28/04/2020
Đức bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống COVID-19 28/04/2020
Nhật Bản phát hiện chất có thể sử dụng để bào chế thuốc chữa COVID-19 28/04/2020
Thử nghiệm thuốc remdesivir có hiệu quả trên khỉ và người mắc COVID-19 22/04/2020
Thụy Sĩ đưa vắcxin chống COVID-19 vào tiêm chủng trong tháng 10 22/04/2020
Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước nhiễm dầu 18/04/2020
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng trên người 2 loại vắcxin phòng COVID-19 16/04/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120258254 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn