Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vươn ra thế giới để khẳng định mình 8:50 SA,04/03/2014

Hai doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất nhì Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn FPT đang đẩy mạnh chiến lược “toàn cầu hóa” của mình.

 

     Sẽ là 1 trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới
     Những năm qua, trong khi VNPT vẫn loay hoay với bài toán tái cơ cấu và tìm đường ra nước ngoài, thì Viettel đã thành công trong việc đầu tư ra nước ngoài. Điều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng làm được, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn thế giới kéo dài suốt những năm qua.
     Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ TT-TT, Phó Tổng giám đốc Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Tổng giám đốc) cho biết, doanh thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel trong năm 2013 đã đạt 1 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2012. Lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel đạt 150 triệu USD trong năm 2013. Như vậy, tính từ năm 2011 đến nay, Viettel đã chuyển khoảng 270 triệu USD lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài về nước. Ở thị trường nước ngoài, trong năm 2013, Viettel có thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,75 triệu thuê bao.   
     Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, chiến lược của Viettel đang chuyển dịch từ công ty viễn thông trong nước sang công ty đa quốc gia. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020, doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn trong nước và Viettel sẽ là một trong 10 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và là một trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Thật ra, từ khá lâu và rất nhiều lần, lãnh đạo Viettel khẳng định: thị trường trong nước to, nhưng cũng giống như cái áo đã chật, “bắt buộc” doanh nghiệp phải ra nước ngoài nếu muốn tiếp tục phát triển.
     Hướng tới một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu
     Với FPT, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã khẳng định, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam bắt đầu trở nên nhỏ bé với FPT. Đã đến lúc FPT cần có những thách thức, sân chơi lớn hơn nữa để tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh như trong quá khứ. Toàn cầu hóa là con đường duy nhất để FPT tiếp tục phát triển, trở thành một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu. Lãnh đạo FPT cũng cho biết, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Myanmar và khối các nước đang phát triển sẽ là thị trường trọng tâm của FPT trong chiến lược toàn cầu hóa. Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ ủy thác phát triển phần mềm tại các thị trường truyền thống, FPT cũng sẽ tiên phong cung cấp giải pháp ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ mới Social, Mobility, Bigdata/Analytics, Cloud (SMAC) cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore.
      Sau 25 năm phát triển, hiện nay FPT đã có văn phòng đại diện ở 16 quốc gia: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Lào, Campuchia, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, Kuwait, Bangladesh và Indonesia. Trong số các lĩnh vực hoạt động ở nước ngoài, lĩnh vực phát triển dịch vụ phần mềm của FPT đã được khẳng định ở tầm thế giới. Mới đây, FPT Software là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong tốp 100 nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) toàn cầu. Năm 2014, FPT Software dự kiến tuyển dụng 2.500 nhân viên mới và tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với năm 2013, hướng tới mục tiêu doanh thu 200 triệu USD và 10.000 nhân viên vào năm 2016. Năm 2013, doanh thu toàn cầu hóa của FPT đạt 2.607 tỷ đồng (khoảng 130 triệu USD, chiếm gần 10% tổng doanh thu của FPT), tăng trưởng 30% so với năm 2012. FPT đang hướng tới mục tiêu đạt 350 - 400 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài vào năm 2016 và trở thành nhà tích hợp hệ thống hàng đầu khu vực ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ tin học và ứng dụng chuyên ngành.
     Mới đây, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc cho biết FPT đã chuẩn bị khoảng 50 triệu USD để tiến hành các thương vụ mua bán - sát nhập (M&A) với những công ty về công nghệ, thị trường hoặc dịch vụ để tăng trưởng nhanh trong hành trình toàn cầu hóa của mình ngay trong năm 2014 này. Theo đó, chiến lược M&A của FPT sẽ hướng tới những công ty nước ngoài hoặc trong nước đang có thế mạnh về công nghệ, thị trường mà FPT chưa có hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. “Mỗi thị trường có một nét văn hóa kinh doanh riêng. Nếu có được người bản địa thì cũng là lợi thế cạnh tranh cho FPT trên hành trình toàn cầu hóa.

Nguồn: "SGGP online", 3/3/2014

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Hà Nội sẽ có thêm nhiều khu công nghệ thông tin tập trung 03/03/2014
TPHCM: Khai trương “Phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” 03/03/2014
Flappy Bird: sự sáng tạo và lòng yêu nước 13/02/2014
Lập trình viên Việt viết trò chơi "Flappy Bird"- liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng game của App Store 07/02/2014
Việt Nam làm chủ công nghệ định vị đa hệ thống 06/02/2014
Khu Công nghệ cao TPHCM: Tiếp tục hướng đến giá trị gia tăng 06/02/2014
Xử phạt 71 doanh nghiệp điện tử kinh doanh phần mềm lậu 24/01/2014
Phần mềm quản lý Ecount ERP đã có tại Việt Nam 15/01/2014
VinaPhone đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất 13/01/2014
Làm chủ “bộ óc” SG- 8V1 08/01/2014
2013 là năm thứ 2 liên tiếp FPT Software nằm trong tốp 100 nhà cung cấp dịch vụ CNTT và BPO 24/12/2013
Giải pháp phần mềm quảng cáo trên nền điện thoại di động 23/12/2013
Mất ít nhất một tuần để khôi phục cáp quang biển AAG 23/12/2013
SV Việt Nam chiến thắng trong cuộc thi thiết kế của tập đoàn Autodesk 19/12/2013
Đào tạo cho DN nhỏ và vừa nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong quản lý 19/12/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120534734 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn