Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Quy trình nhân giống rong Mơ (Sargassum) nhân tạo và mô hình nuôi trồng thương phẩm 11:52 SA,18/07/2014
Rong mơ (Sargassum) là một chi rong có giá trị kinh tế và có vai trò sinh thái quan trọng ở các bãi triều ven biển nhiệt đới, giống như rừng ở biển, làm nơi trú ngụ, bảo vệ con non, nguồn thực phẩm, bãi đẻ cho các loài sinh vật kinh tế như cá, cua, tôm, hải sâm, cá ngựa..., và hấp thụ các muối dinh dưỡng, kim loại nặng làm sạch môi trường.
Ở Việt Nam rong mơ phân bố nhiều nhất ở ven biển miền trung (Nguyễn Hữu Đại, 1997). Sản lượng hàng năm ước tính khoảng 20.000 tấn khô (Lê Như Hậu và Bùi Minh Lý, 2011). Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình khai thác rong mơ diễn ra một cách tùy tiện thiếu sự quản lý của các cấp ngành liên quan, dẫn đến nguồn lợi rong mơ ở các tỉnh miền Trung giảm đáng kể, nhiều vùng trở nên hoang hóa. Vì vậy, kế hoạch sản xuất fucoidan của công ty Fucoidan Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu, do người dân khai thác rất sớm từ 2-3 tháng trước so với mùa vụ khai thác rong mơ ở các tỉnh. Rong khai thác từ lúc còn non, vì thế không đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên liệu là phải vào giai đoạn sinh sản, khi đó hàm lượng và chất lượng Fucoidan đạt cao nhất. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất giống rong mơ và nuôi trồng thương phẩm ngoài tự nhiên là cần thiết.
Đứng trước nhu cầu đó, tháng 01 năm 2013, Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện đề tài “Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong Mơ-Sargassum tại các vùng ven biển” nhằm nghiên cứu toàn diện từ quy trình sản xuất giống đến mô hình nuôi trồng thương phẩm ở biển.
Qua 2 năm thực hiện các công đoạn từ phòng thí nghiệm tại viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang và ngoài tự nhiên tại đầm Báy và Sông Lô  – vịnh Nha Trang, đã có kết quả nổi bật sau:
Quy trình sản xuất giống nhân tạo
Đề tài đã hoàn thành Quy trình Nhân giống nhân tạo rong mơ từ hợp tử đến cây giống cao 2 mm, với các chỉ tiêu kỹ thuật từ khâu kích thích phóng trứng và tinh trùng, thụ tinh, nuôi hợp tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây giống sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện độ mặn khoảng 30-32‰, nhiệt độ khoảng 25-300C, hàm lượng dinh dưỡng NaNO3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s. Loại dây thích hợp cho rong mơ phát triển có cấu tạo nylon 50% và cotton 50%.
Nguồn giống rong mơ có thể được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, đáp ứng theo tiêu chuẩn cây giống cao 2 mm sau 2 tháng sản xuất giống nhân tạo. Sau khi trồng ngoài biển cây phát triển bình thường như cây mọc ngoài tự nhiên.
Quy trình và mô hình nuôi trồng thương phẩm
Đề tài đã đánh giá các giá trị tốc độ sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho các mô hình thực nghiệm (gồm Mô hình trồng dàn căng trên nền đáy, Mô hình dàn phao nổi, Mô hình dạng tán cây, Mô hình trồng trên nền đáy, Mô hình trồng dây đơn). Và đưa ra kết luận sau:
Thời gian nuôi trồng thương phẩm từ cây giống đến giai đoạn thu hoạch trong các mô hình có chiều cao trung bình đạt 89,5±22,7 cm và đạt năng suất trung bình từ 1,13-4,3 kg/mét dây thừng là 105 ngày cho rong mơ Sargassum polycystum và 120 ngày cho loài Sargassum mcclurei.
Và trong 5 loại mô hình nuôi trồng thương phẩm trên, mô hình nuôi trồng trên đáy san hô cho kết quả tương tự với rong mọc tự nhiên, còn mô hình dây đơn (longline) cho năng suất cao nhất (4,20-4,30 kg/mét dây trồng), đem lại hiệu quả kinh tế cao với tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí trung bình 3,16 so với mô hình khác từ -0,92 đến 0,90. Ở mô hình dây đơn có tốc độ sinh trưởng về chiều dài là trung bình (1,05%/ngày) nhưng về khối lượng là cao nhất (4,00%/ngày).
Quy trình nhân giống nhân tạo và mô hình nuôi trồng dây đơn thành công lần đầu tiên ở Việt Nam là thân thiện với môi trường và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các quy trình nhân giống bằng nhánh dinh dưỡng và mô hình dàn phao nổi nuôi trồng truyền thống khác. Việc ứng dụng công nghệ nhân giống nhân tạo cho phép chủ động nguồn giống và nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm fucoidan phòng chống một số bệnh ung thư, phlorotanin chống oxy hóa. Điều này góp phần làm giảm áp lực khai thác tự nhiên ảnh hưởng suy thoái nguồn lợi biển.
Đề tài đang được ứng dụng triển khai mô hình nuôi trồng tại Hòn Rùa – vịnh Nha Trang dưới sự tài trợ kinh phí của Dự án “Phát triển hoạt động thương mại sinh học – Biotrade trong lĩnh vực nguyên liệu tự nhiên tại Việt Nam” của Chính phủ Thụy Sĩ và Công ty Du lịch sinh thái Hòn Rùa.
Nguồn: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 16/7/2014
Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Nhiều đề tài khoa học phục vụ phát triển Tây Nguyên bền vững 17/07/2014
Tập huấn về “Tư pháp chuyển tiếp và phát triển kinh tế” của Viện phụ nữ thuộc Dự án dịch vụ công từ 25/5 – 6/6/2014 ở Hoa Kỳ 16/07/2014
Khoa học và công nghệ vùng Tây Nguyên: Nhiều kết quả khả quan 14/07/2014
Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản tại Lạng Sơn 09/07/2014
Than Dương Huy: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 09/07/2014
Hội thảo khu vực về quản lý chất thải phóng xạ trước khi chôn lấp 07/07/2014
Việt Nam lại “trắng tay” tại chung kết lập trình sinh viên thế giới ICPC 2014 04/07/2014
Góp ý cho Dự thảo Nghị quyết về cơ chế ưu đãi đối với cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt 04/07/2014
Hội thảo về An ninh hạt nhân 03/07/2014
Khởi động Dự án khu vực về Chỉ dẫn địa lý do Cơ quan Phát triển Pháp tài trợ 03/07/2014
Phiên họp lần 2 Tiểu ban An toàn và an ninh hạt nhân 03/07/2014
Nhiều giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ 30/06/2014
Microchip xem xét khả năng xây dựng nhà máy chíp tại TPHCM 27/06/2014
VIETCONSTECH sẽ được tổ chức vào tháng 12/2014 tại Hà Nội 27/06/2014
Thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD) 27/06/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120363152 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn