Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Quy trình phòng trừ bệnh thối quả do nấm PHYTOPHTHORA trên cây ca cao tại Tây Nguyên
Mã số: VN011322
Tên CN/TB chào bán: Quy trình phòng trừ bệnh thối quả do nấm PHYTOPHTHORA trên cây ca cao tại Tây Nguyên
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Sản phẩm nông nghiệp như: gieo cấy, trồng trọt, làm vườn
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    1.     Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng trừ

    Bệnh thối quả ca cao (còn gọi là bệnh thối đen quả ca cao) nguyên nhân gây bệnh do nấm Phytophthora palmivoragây hại.

    Triệu chứng bệnh thối quả ca cao: Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên quả. Quả có thể bị nhiễm bệnh từ giai đoạn còn non đến trưởng thành. Đầu tiên thường là các chấm nhỏ không màu, sau đó phát triển thành màu nâu và liên kết lại thành mảng lớn, lan dần khắp quả. Trên vết bệnh thường có một lớp bột màu trắng đó là các túi bào tử của nấm Phytophthora. Sau đó khoảng 4 – 6 ngày quả trở thành màu đen, lớp bột màu trắng ít dần, quả thối và rụng. Vết thối của quả do nấm Phytophthora thường làm vỏ quả mềm và nơi bị thối không lõm xuống.

    Đây là một trong những bệnh hại chính và nguy hiểm trên cây ca cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng.

    Nguyên tắc phòng trừ: Để phòng trừ bệnh này cần phải chú trọng biện pháp phòng bệnh, thực hành nông nghiệp tốt (GAP – Good Agricultural Practice) chủ động áp dụng đồng bộ tổng hợp hệ thống các biện pháp chọn giống, kỹ thuật canh tác, kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý và phòng trừ kịp thời bằng cách kết hợp với các biện pháp phòng trừ sinh học, hóa học để giảm đến mức thấp nhất nguồn bệnh, hạn chế sự thiệt hại do bệnh gây ra, nhất là giai đoạn cây mang quả vào mùa mưa.

    2.     Biện pháp phòng trừ bệnh thối quả ca cao

    2.1. Biện pháp chọn giống

                Chọn trồng các giống ca cao có khả năng chống chịu hoặc kháng bệnh như các giống: TD5, TD7, TD8, TD9, TD10…

    2.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác

    * Vệ sinh đồng ruộng:

    + Thường xuyên làm cỏ dại trong vườn. Khi làm cỏ tránh không làm quả và cây     bị thương.

    + Thường xuyên cắt bỏ kịp thời, thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh như: lá, cành, quả bị bệnh.Thu lượm tất cả các quả khô bị bệnh trên cây hoặc rơi xuống đất ra khỏi vườn cây và đem đốt để tiêu diệt nguồn bệnh và tránh lây lan sang cây xung quanh

    – Đối với các quả bị bệnh nặng cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy. Quả bệnh được xử lý theo cách  sau: đào hố và bỏ 1 lớp quả bị bệnh + 1 lớp vôi, sau đó chôn lấp để tránh sự lây lan của bào tử nấm gây bệnh. Nên nên chôn lấp ở ngoài vườn ca cao.

      * Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh như:

    + Bón phân vô cơ cân đối, cung cấp phân hữu cơ để cây sinh trưởng và phát        triển tốt.

    + Trồng với mật độ phù hợp:

    – Đối với phương thức trồng thuần ca cao

    . Đất tốt, tương đối bằng phẳng: Khoảng cách trồng 4 m giữa các hàng và 3 m giữa các cây trên hàng, mật độ 833 cây/ha.

    . Đất dốc, độ phì kém: Khoảng cách trồng 3 m giữa các hàng và 3 m giữa các cây trên hàng, mật độ 1110 cây/ha.

    – Đối với phương thức trồng xen ca cao với các loại cây lâu năm khác

    Tùy thuộc vào loại cây, mật độ cây có sẵn trên vườn để bố trí mật độ trồng ca cao sao cho hợp lý. Cây ca cao phải được trồng cách gốc cây trồng chính tối thiểu là 2 m.

    + Tưới nước hợp lý để giảm độ ẩm trong đất, hạn chế sự phát triển của bào tử nấm.

                + Thường xuyên tỉa chồi vượt, tạo hình và tỉa cành hợp lý để cây thông thoáng, cải thiện sự lưu thông không khí, giảm  ẩm độ trong vườn cây, hạn chế được sự phát triển của bệnh. Chú ý trong khi đánh chồi vượt phải sử dụng kéo cắt để tránh cây bị trầy xước, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và gây hại.

                + Rong tỉa cây che bóng, cây chắn gió trong vườn ca cao để tạo độ thông thoáng cho vườn ca cao, tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

    + Không nên trồng xen tiêu, cao su, bơ, sầu riêng, nhãn… trong vườn ca cao vì đây là các loại cây kí chủ của nấmPhytophthora.

                + Thu hoạch kịp thời và thường xuyên các quả chín. Trong quá trình thu hoạch nên dùng kéo để cắt, chú ý không làm tổn thương quả khác và thân cành để tránh bị nhiễm bệnh.

    2.3. Biện pháp sinh học

    – Duy trì môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích hoạt động như nấm Trichoderma, vi khuẩn Pseudomonas

    – Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để hạn chế sự gây hại của nấm trong đất

     

    2.4. Biện pháp hóa học

    – Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học và thuốc có nguồn gốc sinh học.

    – Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phải nằm trong danh mục được cho phép sử dụng.

    – Nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

    – Thường xuyên kiểm tra vườn cây. Khi phát hiện thấy triệu chứng thối quả bắt đầu xuất hiện vào đầu mùa mưa cần tiến hành phun thuốc sớm để phòng trừ. Phun một trong các loại thuốc sau: Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil Gold 68 WG), Fosetyl Aluminium (Aliette 800 WG) nồng độ 0,3 %, phun 2 – 3 lần cách nhau 3 – 4 tuần. Tiêm thuốc Phosphorous acid (Agri – Fos 400) tiêm vào mạch gỗ thân cây để phòng trừ bệnh. Thao tác tiêm như sau: khoan vào thân cây ở vị trí cách gốc khoảng 40 – 50 cm với đường kính lỗ khoan khoảng 5,0 – 5,5 mm và sâu 30 – 35 mm. Pha dung dịch thuốc Phosphorous acid  (Agri – Fos 400) để tiêm theo tỉ lệ 1 : 1 (10 ml thuốc Agri – Fos 400 + 10 ml nước cất hoặc nước sạch). Hút dung dịch thuốc vào mũi kim tiêm chuyên dùng với lượng 20 ml/ ống tiêm. Tiêm vào lỗ đã khoan, tiêm 1 – 2 lỗ/ cây, tùy thuộc vào  đường kính gốc thân cây. Để phòng ngừa cần tiêm 1 lần/năm vào đầu mùa mưa khi cây ra lá mới. Nên tiêm thuốc vào buổi sáng. Nơi có nguy cơ bệnh cao, cần tiêm 2 lần/năm.


    Lĩnh vực áp dụng:
  • Nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Mức độ phát triển: Thương mại hoá
    Phương thức chuyển giao:
  • Chìa khóa trao tay
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Quy trình phòng trừ bệnh thối quả ca cao do nấm;Nấm PHYTOPHTHORA gây hại; Quy trình phòng trừ bệnh nấm PHYTOPHTHORA; Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh nấm trên quả Cacao; Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh; Kỹ thuật phòng trừ bệnh nấm; Quy trình kỹ thuật thâm canh cây ăn quả; Kỹ thuật trồng cây ăn quả; Kỹ thuật trồng trọt; Kỹ thuật canh tác;
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 121211638 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn